TABLE OF CONTENTS
Xuất nhập khẩu - ngoại thương là một trong những ngành có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất hiện nay trong cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam. Báo cáo từ Tổng cục Thống kê và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam những năm gần đây luôn tăng trưởng hai con số, gấp hai lần tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Thực tế này cũng mở ra nhiều cơ hội công việc cho lực lượng lao động trong ngành cùng mức lương được cải thiện không ngừng. Xuất nhập khẩu - ngoại thương là một trong những ngành được các tổ chức tuyển dụng và các doanh nghiệp thu hút nhân lực với mức lương cao so với mặt bằng chung. Một vài ý kiến chủ quan từ người ngoài ngành cho rằng, mức lương trong ngành này thật sự hậu hĩnh và ưu đãi. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ ngành nghề nào, tùy vào loại hình công ty, sản phẩm ngành hàng, cũng như yêu cầu của từng vị trí công việc đặc thù, kinh nghiệm làm việc, tuổi đời, năng lực cá nhân, kỹ năng deal lương... mà mức lương có thể biến động. Đối với các vị trí công việc, người đọc có thể tham khảo một số khung lương sau đây để làm cơ sở định hình mức lương trong ngành.
1. Vị trí nhân viên kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu
Vị trí này là vị trí quan trọng bậc nhất, tìm kiếm khách hàng, trực tiếp tạo ra doanh số trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, các ứng viên trong mảng này luôn được chào đón với mức lương cao đến rất cao tùy kinh nghiệm. Kiểu trả lương phần nhiều là trả theo lương cứng và hoa hồng theo doanh số. Nhiều doanh nghiệp FDI lại trả theo lương cứng cao và không thêm hoa hồng, nhưng nếu làm việc không hiệu quả, sẽ xét KPI hoặc performance để trừ lương cho quý hoặc năm lương kế tiếp. Mặt bằng chung cho sinh viên mới ra trường tầm 4-5 triệu lương cứng (cộng hoa hồng), những người tầm tuổi 25-27, lương có thể đạt 9-10 triệu lương cứng (cộng hoa hồng). Những người trên 10 năm kinh nghiệm tầm 14-16 triệu (cộng hoa hồng). Nếu trả theo kiểu lương cứng không hoa hồng, con số này nằm ở mức lần lượt 7-8 triệu, 12-14 triệu, và 25-30 triệu. Ở doanh nghiệp nước ngoài, mức này bình quân thường cao hơn gấp rưỡi. Tuy nhiên, như đã nói, đây chỉ là mức bình quân và tham khảo, thực tế còn tùy thuộc vào các yếu tố đã nêu.
2. Nhân viên kinh doanh cước vận tải tại các công ty Freight FWD
Vị trí này có đặc thù lương khởi điểm khá thấp. Áp lực công việc cao do mức độ cạnh tranh trong ngành rất khốc liệt vì số lượng doanh nghiệp trong mảng này là vô cùng lớn. Vị trí này dễ tuyển nhưng cũng khó giữ được nhân viên lâu dài do 02 yếu tố vừa nêu. Và gần như tất cả các công ty mảng này đều trả lương theo hình thức lương cứng cộng hoa hồng. Mức khởi điểm cho sinh viên mới ra trường từ 3-4 triệu lương cứng, với người đã có kinh nghiệm thì mức lương phụ thuộc vào số lượng khách hàng cũ mà người này có được ở các công ty trước đó, nên mức lương chính xác khó có thể nêu ra.
3. Nhân viên kinh doanh cước vận tải tại các hãng tàu
Cũng là nhân viên kinh doanh cước, nhưng mức lương cứng tại các hãng tàu thường rất tốt và cao hơn nhân viên kinh doanh cước tại các công ty freight forwarder. Lý do chính là vì đa số các hãng tàu là doanh nghiệp nước ngoài (phần nhiều là các công ty từ các nền kinh tế lớn) nên mức lương cũng nhỉnh hơn so với các công ty FWD trong nước. Cách trả lương là theo lương cứng cộng hoa hồng. Sinh viên mới ra trường tầm 5-6 triệu cộng hoa hồng, 25-27 tuổi tầm 7-8 triệu cộng hoa hồng và 10 năm kinh nghiệm tầm 10-15 triệu cộng hoa hồng. Nếu quy theo lương tổng, một nhân viên kinh doanh hiệu quả, mức này có thể lần lượt là 10-12 triệu, 15-20 triệu và 30-40 triệu.
4. Nhân viên theo dõi và triển khai đơn hàng tại doanh nghiệp XNK
Vị trí này có mức lương khá, nhưng xét về tổng thể, thường thấp hơn nhân viên kinh doanh khoảng 20%-30%. Trong bố trí công việc, vị trí này thường là admin, và chịu trách nhiệm hỗ trợ sales trong việc triển khai đơn hàng. Có thể được thưởng một phần từ hoa hồng bán hàng của nhân viên sales.
5. Nhân viên hỗ trợ khách hàng tại các công ty FWD hoặc hãng tàu
Vị trí này thường lương không cao so với sales cước, thậm chí khá thấp so với mặt bằng chung. Nếu so với nhân viên kinh doanh cước, có khi thấp hơn đến 40%-50%.
6. Nhân viên chứng từ phòng XNK, tại doanh nghiệp XNK
Vị trí này mức lương thấp, và không đột biến do công việc mang tính chất lặp lại. Không áp lực và chủ yếu tăng lương theo chế độ công ty. Nếu so với nhân viên theo dõi đơn hàng, thường thấp hơn 20%-40%. Vị trí này không phát sinh các khoản thu nhập thêm trong công việc từ các bên đối tác.
7. Nhân viên hiện trường, thủ tục hải quan
Vị trí này lương thấp. Nhưng thường có phụ cấp công việc tốt. Và nhân viên hiện trường có thể linh động làm thêm các dịch vụ outsourcing từ khách hàng bên ngoài. Hơn nữa, các thu nhập chìm do tiết kiệm chung chi từ các hoạt động với cơ quan hải quan cũng là nguồn thu nhập phi chính thức của vị trí này.
Trên đây là một vài phân tích về mức lương của các vị trí công việc trong ngành ngoại thương, xuất nhập khẩu. Người đọc có thể tham khảo để làm cơ sở deal lương với doanh nghiệp và xem xét khi tham gia vào lĩnh vực này.
Để có thể chuẩn bị một kỹ năng nghiệp vụ cùng hành trang vững chắc khi làm việc trong các công việc ngành xuất nhập khẩu, người lao động có thể tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn tại các trường đại học hoặc trung tâm uy tín.
SIMEX là một trong những trung tâm hàng đầu Việt Nam hiện nay trong lĩnh vực đào tạo chuyên viên ngành ngoại thương theo từng vị trí công việc, đáp ứng sâu sát nhu cầu học tập và yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Mọi chi tiết có thể tham khảo tại www.xuatnhapkhausaigon.vn hoặc Hotline 0327 567 988.