Khóa học cùng chuyên gia

Hành Động “Ký Chấp Nhận” Lên Hối Phiếu

Trường hợp thanh toán trả chậm (Nhờ thu D/A hoặc L/C trả chậm), người XUẤT KHẨU thường ký phát hối phiếu có kỳ hạn gửi kèm theo bộ chứng từ lô hàng cho ngân hàng giữ.

MỤC LỤC

    1. Hành Động “Ký Chấp Nhận” Lên Hối Phiếu

    Trường hợp thanh toán trả chậm (Nhờ thu D/A hoặc L/C trả chậm), người XUẤT KHẨU thường ký phát hối phiếu có kỳ hạn gửi kèm theo bộ chứng từ lô hàng cho ngân hàng giữ.

    Người NHẬP KHẨU/ngân hàng Mở sẽ thanh toán theo kỳ hạn trên hối phiếu (số ngày là như hợp đồng buôn bán đã thoả thuận giữa người NHẬP KHẨU và người XUẤT KHẨU) cho người XUẤT KHẨU. Có nghĩa là 30/60/90/180... ngày sau ngày phát hành hối phiếu/sau ngày Vận đơn/sau ngày hàng đến… thì người NHẬP KHẨU/ngân hàng Mở mới trả tiền. Nhưng người NHẬP KHẨU cần lấy bộ chứng từ lô hàng từ tay ngân hàng đang giữ để nhận hàng ngoài cảng. Muốn lấy chứng từ, người NHẬP KHẨU phải KÝ CHẤP NHẬN lên Hối phiếu (hành động này được hiểu là người NHẬP KHẨU nhận nợ).

    Đối với người Xuất khẩu, nếu chưa có Hành động chấp nhận nợ như thế này của người Nhập khẩu hoặc ngân hàng của người Nhập khẩu, thì chưa có gì chắc chắn rằng người Xuất khẩu sẽ nhận được tiền thanh toán.

    2. Người ký chấp nhận Hối phiếu là người bị ký phát, chính là ‘con nợ’.

    • Là người NHẬP KHẨU, nếu thanh toán bằng D/A

    • Là ngân hàng Mở, nếu thanh toán bằng L/C trả chậm

    Người NHẬP KHẨU/Ngân hàng Mở có thể ký chấp nhận toàn phần, một phần hoặc từ chối ký chấp nhận hối phiếu. Ví dụ, Thanh toán bằng L/C, Ngân hàng Mở kiểm tra bộ chứng từ thấy có vấn đề nên từ chối ký chấp nhận; Thanh toán D/A, người NHẬP KHẨU phát sinh tranh chấp với người XUẤT KHẨU nên không muốn trả tiền nên từ chối ký chấp nhận;

    Người Xuất khẩu phải xuất trình Hối phiếu này để yêu cầu ký chập nhận nợ khi Hối phiếu chưa hết hạn (trong vòng 01 năm kể từ ngày lập ra Hối phiếu).

    Sau khi đã ký chấp nhận hối phiếu, đến thời hạn thanh toán, người Nhập khẩu hoặc ngân hàng Mở phải thanh toán vô điều kiện số tiền ghi trên hối phiếu.

    Việc ký chấp nhận có thể thể hiện trực tiếp lên bề mặt (mặt trước) của hối phiếu hoặc bằng văn bản riêng. Dù là bằng cách nào đi nữa, việc ký chấp nhận gồm 4 hành động nhỏ: ghi những từ mang ý nghĩa chấp nhận nợ “We [tên con nợ] accept 100% the amount of this B/E” + đóng dấu + ký tên + ghi ngày lúc ký chấp nhận nợ.

    Sau khi được ký chấp nhận nợ, hối phiếu này phải được gửi về cho người Xuất khẩu hoặc người Xuất khẩu nhờ ngân hàng của họ giữ như một tài sản.

    Đáo hạn thanh toán, trong vòng hai ngày làm việc kể từ ngày hối phiếu đã được ký chấp nhận được xuất trình, người NHẬP KHẨU/ngân hàng Mở phải hoàn thành việc thanh toán cho người XUẤT KHẨU thông qua ngân hàng của người XUẤT KHẨU.

    ​Bài viết độc quyền của tác giả: Ths. Lê Sài Gòn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX

    Mọi chi tiết về Khóa họcGiảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.

    LÊ SÀI GÒN
    NCS Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế

    "Khi giảng dạy, tôi thường chia sẻ những điều tôi từng làm sai và lỗi lầm trong công việc và sự nghiệp, còn những cái đúng, đã có sách vở."

    BẠN ĐANG PHÂN VÂN LỰA CHỌN KHOÁ HỌC?

    Zalo tư vấn chat Simex Gọi tư vấn chat Simex Tư vấn 24/07 Zalo tư vấn chat Simex