Khóa học cùng chuyên gia

Hối Phiếu Đòi Nợ - Bill Of Exchange Là Gì?

Hối phiếu – Giấy đòi tiền – Giấy đòi nợ (Bill of exchange/Draft): Là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác yêu cầu người này khi nhận tờ phiếu phải trả ngay, hoặc phải ký chấp nhận trả tiền ghi trên hối phiếu tại một ngày xác định trong tương lai cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm tờ phiếu.

MỤC LỤC

    1. Bill of Exchange - Draft - Hối phiếu đòi nợ

    Hối phiếu – Giấy đòi tiền – Giấy đòi nợ (Bill of exchange/Draft): Là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác yêu cầu người này khi nhận tờ phiếu phải trả ngay, hoặc phải ký chấp nhận trả tiền ghi trên hối phiếu tại một ngày xác định trong tương lai cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm tờ phiếu.

    Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, người Xuất khẩu là người làm ra hối phiếu này để đòi tiền thanh toán từ người Nhập khẩu trong cả hai trường hợp áp dụng phương thức trả ngay hoặc trả chậm. Xin nói rõ là hối phiếu dùng cho phương thức trả ngay/trả chậm, chứ không hiểu là người Nhập khẩu chậm trả nên người Xuất khẩu mới làm hối phiếu đòi tiền.

    Hiểu nôm na, Hối – đòi tiền, phiếu – tờ giấy. Vậy hối phiếu chính là tờ giấy đòi tiền. Nếu thanh toán trả ngay, thì người Nhập khẩu thấy Giấy đòi tiền này phải trả tiền ngay cho người Xuất khẩu; nếu thanh toán trả chậm, thì người Nhập khẩu phải ký nhận nợ lên tờ giấy đòi nợ này, sau đó đáo hạn, chủ nợ - người Xuất khẩu sẽ dùng Giấy đòi nợ có chữ ký nhận nợ để đòi tiền ‘con nợ’ - người Nhập khẩu.

    2. Các bên tham gia trong nghiệp vụ phát hành hối phiếu

    • Người ký phát hối phiếu (drawer): chủ nợ - người Xuất khẩu;

    • Người bị ký phát (drawee): con nợ - là người nhập khẩu hàng hay người có trách nhiệm trả tiền cho chủ nợ;

    • Người hưởng lợi (beneficiary): là người nhận thanh toán số tiền đó, có thể là chủ nợ hoặc người được chủ nợ cho phép/chuyển nhượng quyền nhận tiền thụ hưởng;

    • Người chấp nhận nợ (acceptor): chính là con nợ - nhưng được gọi với tên khác. Khi con nợ đã ký chấp nhận lên hối phiếu kỳ hạn (trả chậm) thì được gọi là người chấp nhận nợ, và người chấp nhận nợ phải có trách nhiệm thanh toán hối phiếu khi đến hạn.

    • Người chuyển nhượng (endorser): là người chuyển quyền hưởng lợi hối phiếu cho người khác bằng cách trao tay hay bằng thủ tục ký hậu.

    • Người cầm hối phiếu (holder or bearer): là người có quyền nhận hối phiếu khi hối phiếu được trả tiề

    3. Công dụng của hối phiếu 

    • Công cụ đòi nợ: là chứng từ để người Xuất khẩu đòi tiền hàng từ người nhập khẩu;

    Trong quá trình thực hiện hợp đồng, để đòi tiền người Nhập khẩu, người Xuất khẩu có thể phát hành hóa đơn - Commercial Invoice hoặc Giấy ghi nhận tiền phải trả - Debit Note… có ghi rõ đơn giá và số tiền hợp đồng, và yêu cầu người Nhập khẩu trả tiền. Người Nhập khẩu dựa trên đó sẽ thanh toán tiền hàng cho người Xuất khẩu. Tuy nhiên, hai giấy tờ này chưa đủ sức mạnh đòi tiền và chưa mang tính pháp lý cao, nhất là trong trường hợp thanh toán trả chậm. Lúc này, thay vì chỉ phát hành Invoice hay Debit Note, người Xuất khẩu đồng thời sẽ phát hành Hối phiếu đòi nợ, yêu cầu người Nhập khẩu phải ký nhận nợ lên Hối phiếu này thì mới giao Bộ chứng từ/hoặc thả hàng ra. Đến đáo hạn trả tiền, thay vì đòi tiền suông, người Xuất khẩu có thể dùng tờ giấy nợ này (có chữ ký nhận nợ) để đòi tiền quyết liệt hơn và mag tính pháp lý cao hơn – vì theo Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam (nguồn Luật chi phối Hối phiếu), nếu người Nhập khẩu không trả tiền, sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành động của mình (lúc này không chỉ là án dân sự theo hợp đồng ngoại thương đơn thuần giữa hai bên).

    • Công cụ tín dụng: Người Xuất khẩu có thể chiết khấu (bán lại) hối phiếu cho ngân hàng để lấy tiền hàng sớm mà không cần đợi người Nhập khẩu thanh toán trong trường hợp thanh toán trả chậm. Dĩ nhiên, ngân hàng sẽ mua lại Hối phiếu này nhưng giá trị sẽ thấp hơn giá trị ban đầu, và phần chênh lệch chính là phí chiết khấu (được tính theo lãi suất ngân hàng). Nhưng bù lại, người Xuất khẩu sẽ nhận được tiền sớm. Mời bạn đọc tìm hiểu thêm qua các phân tích của tác giả ở phần Chiết khẩu hối phiếu.

    • Phương tiện thanh toán – Phương tiện lưu thông: Hối phiếu như một giấy tờ có giá, người sở hữu hối phiếu có thể chuyển nhượng nó.

    Doanh nghiệp xuất khẩu thường ít sử dụng chức năng này của Hối phiếu. Trong khi đó, các ngân hàng thường sử dụng hơn trong hoạt động thanh toán, tín dụng giữa các ngân hàng mới nhau. Khi đó, hối phiếu được phát hành bởi một ngân hàng, chứ không phát hành bởi người Xuất khẩu.

    ​Bài viết độc quyền của tác giả: Ths. Lê Sài Gòn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX

    Mọi chi tiết về Khóa họcGiảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.

     

    LÊ SÀI GÒN
    NCS Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế

    "Khi giảng dạy, tôi thường chia sẻ những điều tôi từng làm sai và lỗi lầm trong công việc và sự nghiệp, còn những cái đúng, đã có sách vở."

    BẠN ĐANG PHÂN VÂN LỰA CHỌN KHOÁ HỌC?

    Zalo tư vấn chat Simex Gọi tư vấn chat Simex Tư vấn 24/07 Zalo tư vấn chat Simex