MỤC LỤC
Đây là chứng từ do bên thứ ba cấp. Bên này thường là một công ty kiểm định độc lập có uy tín được người mua và người bán thoả thuận chọn lựa trong hợp đồng mua bán.
Chứng từ này nhầm kết luận một lô hàng sau khi sản xuất có phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu và điều khoản chất lượng/số lượng/trọng lượng cam kết trong hợp đồng hay không.
Thông thường, khi thuê công ty kiểm định thực hiện việc kiểm soát hàng trước khi xuất, họ sẽ kiểm định một lúc: chất lượng, số lượng, và trọng lượng, thể tích hàng…
Giấy này theo tập quán hay được gọi là C/Q.
Việc kiểm định diễn ra lúc đóng hàng, sản xuất hàng
Từ 2-3 ngày tuỳ hãng, tuỳ ngành, sẽ có giấy chứng nhận bản gốc.
Ảnh: Giấy Chứng Nhận Số lượng - Chất lượng – Trọng lượng
Tuỳ loại hàng hoá, hình thức kiểm định, và công ty kiểm định, nhìn chung, một giấy chứng nhận số lượng, chất lượng phải đảm bảo được các nội dung sau:
Tên chứng từ:
Certificate of Quantity – Quality and Weight.
Số và ngày chứng từ:
Ngày chứng từ này thường trước hoặc ngay ngày giao hàng.
Thường trước hoặc ngay ngày của Packing List.
Các nội dung về Seller, Buyer, Notify party, Cảng đi, cảng đến, tên tàu, số chuyến…ở phần đầu của chứng từ này phải được lập giống hệt như Invoice, P/L, B/L và các chứng từ khác. Do vậy, người yêu cầu kiểm định phải chú ý cung cấp thông tin chính xác cho bên kiểm định, đồng thời phải kiểm tra cẩn thận thông tin nháp trước khi xác nhận bản gốc.
Các chỉ tiêu/điểm được kiểm định
Tiêu chuẩn/Cơ sở kiểm định
Phương pháp kiểm định
Thông số kết quả kiểm định
Ngày kiểm đinh, nơi kiểm định
Quan trọng nhất là KẾT LUẬN kiểm định rằng lô hàng phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu và đạt yêu cầu như hợp đồng quy định.
Chữ ký và đóng dấu của bên kiểm định
Bài viết độc quyền của tác giả: Ths. Lê Sài Gòn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX
Mọi chi tiết về Khóa học, Giảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.