MỤC LỤC
Thật ra tên chính xác của phương thức này phải gọi đúng là Remittance. Nhưng do tập quán sử dụng của các nước hay dùng với tên là T/T.
Trước đây, có một loại chuyển tiền tương tự: Ngân hàng của người XK, theo yêu cầu của người XK, sẽ viết thư yêu cầu Ngân hàng của người NK trả tiền cho người XK nên được gọi là M/T – Mailing Transfer. Ngày nay, cách này không còn áp dụng nữa, nên cũng không còn xuất hiện thuật ngữ M/T. Thay vào đó, Ngân hàng của người XK, theo yêu cầu của người XK, sẽ đánh điện telex yêu cầu Ngân hàng của người NK trả tiền cho người XK nên được gọi là T/T Telephraphic Transfer.
Như đã trình bày ở phần mở đầu, nếu người XK và người NK muốn việc giao hàng và giao bộ chứng từ là do người XK tự thực hiện và không cần có sự tham gia của ngân hàng trong việc khống chế bộ chứng từ thì hai bên sẽ dùng phương thức thanh toán là T/T. Ngân hàng hai bên sẽ chỉ là người cung cấp dịch vụ chuyển tiền.
Quy trình làm việc của 04 bên này sẽ chỉ theo đường ngang/dọc, không theo đường chéo (nghĩa là người XK không làm việc trực tiếp với ngân hàng của người NK, và người NK cũng không làm việc trực tiếp với ngân hàng của người XK).
Ảnh: Thanh Toán Theo Phương Thức Chuyển Tiền Remittance – T/T
Việc giao hàng và giao bộ chứng từ giữa người XK và người NK có thể diễn ra theo các kịch bản chính sau:
Kịch bản 1: Người XK giao hàng => Người XK giao bộ chứng từ => Người NK trả tiền
Kịch bản 2: Người NK trả tiền => Người XK giao hàng => Người XK giao bộ chứng từ
Kịch bản 3: Người XK giao hàng => Người NK trả tiền => Người XK giao bộ chứng từ
Diễn giải như sau:
Người XK giao hàng => Người XK giao bộ chứng từ => Người NK trả tiền
Người XK giao hàng và giao bộ chứng từ cho người NK
Người NK yêu cầu ngân hàng NK chuyển tiền cho người XK
Ngân hàng NK chuyển tiền cho ngân hàng XK
Ngân hàng XK báo tiền đã vào tài khoản cho người XK
Người NK trả tiền => Người XK giao hàng => Người XK giao bộ chứng từ
Người NK yêu cầu ngân hàng NK chuyển tiền cho người XK
Ngân hàng NK chuyển tiền cho ngân hàng XK
Ngân hàng XK báo tiền đã vào tài khoản cho người XK
Người XK giao hàng và giao bộ chứng từ cho người NK
Người XK giao hàng => Người NK trả tiền => Người XK giao bộ chứng từ
Người XK giao hàng cho người NK
Người NK yêu cầu ngân hàng NK chuyển tiền cho người XK
Ngân hàng NK chuyển tiền cho ngân hàng XK
Ngân hàng XK báo tiền đã vào tài khoản cho người XK
Người XK giao bộ chứng từ cho người NK
Trong những kịch bản ở trên, thì kịch bản nào cũng đem lại rất nhiều rủi ro hoặc là cho người bán, hoặc là cho người mua. Trong thực tế, các bên thoả thuận cụ thể hơn (dựa vào tiến trình đi của lô hàng từ người XK sang người NK) như những trường hợp ví dụ sau đây:
Hai bên thường thoả thuận, người NK phải chuyển tiền một vài ngày sau ngày ký hợp đồng.
Người NK yêu cầu ngân hàng NK chuyển tiền cho người XK, một vài ngày sau ngày ký hợp đồng.
Ngân hàng NK chuyển tiền cho ngân hàng XK
Ngân hàng XK báo tiền đã vào tài khoản cho người XK
Người XK giao hàng lên tàu và giao bộ chứng từ cho người NK.
Hai bên thường thoả thuận, người NK phải chuyển tiền một vài ngày trước ngày người XK giao hàng lên tàu.
Người NK yêu cầu ngân hàng NK chuyển tiền cho người XK, một vài ngày trước ngày người XK giao hàng lên tàu.
Ngân hàng NK chuyển tiền cho ngân hàng XK
Ngân hàng XK báo tiền đã vào tài khoản cho người XK
Người XK giao hàng lên tàu và giao bộ chứng từ cho người NK
Hai bên thường thoả thuận, người NK phải chuyển tiền một vài ngày trước ngày tàu đến.
… người XK đã giao hàng lên tàu rồi…
Người NK yêu cầu ngân hàng NK chuyển tiền cho người XK, một vài ngày trước ngày tàu đến cảng đích.
Ngân hàng NK chuyển tiền cho ngân hàng XK
Ngân hàng XK báo tiền đã vào tài khoản cho người XK
Người XK giao bộ chứng từ cho người NK
Hoặc hai bên sẽ thoả thuận, người NK sẽ trả tiền sau một thời gian kể từ ngày tàu đến.
Người XK cho hàng lên tàu và giao bộ chứng từ cho người NK.
Người NK yêu cầu ngân hàng NK chuyển tiền cho người XK, sau một khoảng thời gian kể từ ngày tàu đến cảng đích.
Ngân hàng NK chuyển tiền cho ngân hàng XK
Ngân hàng XK báo tiền đã vào tài khoản cho người XK.
Qua phần trình bày trên, có thể thấy rằng, theo tiến trình đi của lô hàng, rủi ro của người XK là tăng dần, ngược lại, rủi ro của người NK là giảm dần. Do vậy, để dung hoà rủi ro cho cả hai, người XK và người NK có thể kết hợp các cách vừa nêu trên, tức là sẽ chia nhỏ các khoản thanh toán ra theo tiến trình của lô hàng, thay vì thanh toán 100%.
Bài viết độc quyền của tác giả: Ths. Lê Sài Gòn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX
Mọi chi tiết về Khóa học, Giảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.