MỤC LỤC
Dùng khi người Xuất khẩu muốn người Nhập khẩu trả tiền ngay trong thanh toán Nhờ thu trả ngay - D/P;
Dùng khi người Xuất khẩu muốn ngân hàng Mở trả tiền ngay trong thanh toán L/C at sight;
Trên hối phiếu ghi: “At sight of B/E.
Dùng khi người Xuất khẩu muốn người Nhập khẩu trả tiền sau X days trong thanh toán Nhờ thư trả chậm - D/A;
Dùng khi người Xuất khẩu muốn ngân hàng Mở trả tiền sau X days trong thanh toán L/C trả chậm;
Trên hối phiếu ghi: “At X days after sight” hoặc “At X days after B/L date” hoặc “At X days after Bill of Exchange date”
Chỉ có người được ghi tên trên B/E mới được thụ hưởng số tiền trên B/E;
Trên hối phiếu có dòng chữ: “Pay to [ghi đích danh tên người thụ hưởng]”, hoặc “Benefictiary: [ghi đích danh tên người thụ hưởng]”, hoặc những từ mang ý nghĩa tương đương;
Người thụ hưởng này không thể chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ bằng cách trao tay (chuyển giao) hoặc ký hậu;
Thông thường, rất nhiều hối phiếu không ghi đích danh người thụ hưởng, một hối phiếu như vậy sẽ được hiểu là Người ký phát chính là người thụ hưởng hối phiếu (người cầm hối phiếu đầu tiên). Dù vậy, hối phiếu kiểu này không được hiểu là một hối phiếu đích danh, mà chính là một hối phiếu Vô danh. Và chỉ khi nào hối phiếu ghi rõ ở mặt trước “Beneficiary: [tên người thụ hưởng]” hoặc được ký hậu đích danh ở mặt sau của hối phiếu thì nó là hối phiếu đích danh.
Là hối phiếu có ghi dòng chữ: “Pay to order of…”
Người đọc có thể hiểu rõ hơn ở phần nội dung của Hối phiếu và phần Chuyển nhượng hối phiếu.
Trên tờ hối phiếu không ghi ai là người thụ hưởng hối phiếu;
Ai cầm tờ hối phiếu này trên tay là người đó được thụ hưởng hối phiếu;
Người thụ hưởng này có thể chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ bằng cách ký hậu hoặc trao tay.
Là hối phiếu mà người Xuất khẩu dùng để nhờ ngân hàng của mình đòi tiền người nhập khẩu (trong trường hợp thanh toán Nhờ thu Trơn – Clean Collection) hoặc nhờ ngân hàng của mình đòi tiền ngân hàng Mở (trong trường hợp thanh toán Tín dụng Trơn – Clean Credit). Khi đó, bộ chứng từ lô hàng (chứng từ thương mại) đã được người Xuất khẩu gửi trực tiếp cho người Nhập khẩu.
Ngược lại với hối phiếu dùng trong phương thức Nhờ thu Trơn hoặc Tín Dụng Trơn, hối phiếu kèm chứng từ là hối phiếu được gửi kèm theo Bộ chứng từ của lô hàng được xuất trình qua đường ngân hàng trong phương thức Nhờ thu Chứng từ hoặc Tín dụng chứng từ.
Bài viết độc quyền của tác giả: Ths. Lê Sài Gòn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX
Mọi chi tiết về Khóa học, Giảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.