Khóa học cùng chuyên gia

Cập Nhật Và Dự Báo Toàn Diện Về Thị Trường Logistics Quốc Tế Năm 2025

Báo cáo cập nhật thị trường logistics quốc tế năm 2025 cho thấy thương mại Việt Nam tăng trưởng mạnh, sản lượng container xuất khẩu tăng 17,2%, giá cước quốc tế giảm sâu sau COVID-19. Các liên minh hãng tàu tái cấu trúc lớn, doanh nghiệp cần linh hoạt, ứng dụng công nghệ và đa dạng hóa rủi ro.

1. Bức tranh thương mại và logistics Việt Nam năm 2024

Năm 2024 ghi nhận một bước chuyển mình đáng kể của thương mại Việt Nam trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn đang phục hồi sau đại dịch và chịu ảnh hưởng bởi các biến động địa chính trị. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 786,29 tỷ USD, trong đó:

  • Xuất khẩu: đạt 410,5 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm trước.

  • Nhập khẩu: đạt 375,79 tỷ USD, tăng 16,7%.

Điều này phản ánh sự tăng trưởng cả về quy mô và chiều sâu trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường thế giới nhiều bất ổn.

 1.1.  Kim ngạch Xuất khẩu của Việt Nam theo khu vực năm 2024

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2024 đạt 405,53 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) giai đoạn 2021–2024 đạt 4,80%. Đây là minh chứng rõ ràng cho xu thế phục hồi và phát triển của hàng hóa Việt Nam trên thị trường toàn cầu.

Phân bổ theo khu vực:

Khu vực

Kim ngạch

 (tỷ USD)

Tỷ trọng 

(%)

Châu Á - Thái Bình Dương

177,58

43,79%

Bắc Mỹ (Northern America)

125,88

31,04%

Châu Âu (Europe)

63,95

15,77%

Mỹ Latinh & Caribe

11,44

2,82%

Trung Đông (Middle East)

8,92

2,20%

Khu vực khác (Others)

7,47

1,84%

Châu Đại Dương (Oceania)

7,16

1,77%

Châu Phi (Africa)

3,13

0,77%

Phân tích:

Châu Á – Thái Bình Dương là thị trường chủ lực với gần 44% thị phần, gồm các đối tác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN.

Mỹ và EU tiếp tục là hai khu vực lớn, nhưng chi phí logistics cao và yêu cầu kỹ thuật khắt khe đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh.

Các khu vực mới nổi như Trung Đông, Mỹ Latinh, Châu Phi tuy có tỷ trọng thấp nhưng là thị trường tiềm năng nếu có chiến lược khai thác hợp lý.

1.2. Kim ngạch Nhập khẩu của Việt Nam theo khu vực năm 2024

Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2024 đạt 380,76 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) giai đoạn 2021–2024 là 3,42%. Đây là mức tăng ổn định, thể hiện nhu cầu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng và tái xuất.

Phân bổ theo khu vực:

Khu vực

Kim ngạch

 (tỷ USD)

Tỷ trọng

(%)

Châu Á - Thái Bình Dương

298,80

78,47%

Châu Âu (Europe)

21,95

5,77%

Bắc Mỹ (Northern America)

15,96

4,19%

Trung Đông (Middle East)

12,60

3,31%

Mỹ Latinh & Caribe

10,31

2,71%

Khu vực khác (Others)

9,13

2,40%

Châu Đại Dương (Oceania)

8,20

2,15%

Châu Phi (Africa)

3,82

1,00%

Phân tích:

Việt Nam phụ thuộc mạnh mẽ vào nguồn cung từ châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản – những quốc gia cung cấp linh kiện điện tử, máy móc, nguyên vật liệu đầu vào.

Châu Âu và Bắc Mỹ là nguồn cung công nghệ và thiết bị cao cấp, nhưng tỷ trọng chưa cao.

Các khu vực khác đóng vai trò bổ sung, mở ra cơ hội đa dạng hóa nguồn cung trong tương lai.

1.3. So sánh xuất khẩu – nhập khẩu theo khu vực

Khu vực

Xuất khẩu 

(tỷ USD)

Nhập khẩu 

(tỷ USD)

Đặc điểm nổi bật

Châu Á - TBD

177,58

298,80

Phụ thuộc lớn vào nhập khẩu

Bắc Mỹ

125,88

15,96

Thặng dư thương mại cao

Châu Âu

63,95

21,95

Xuất siêu ổn định

Trung Đông

8,92

12,60

Nhập khẩu hóa dầu, năng lượng

Mỹ Latinh & Caribe

11,44

10,31

Cán cân gần cân bằng

▶︎ Việt Nam đang duy trì thặng dư thương mại, nhưng rủi ro từ sự phụ thuộc vào châu Á là đáng lưu ý, đặc biệt nếu có sự cố địa chính trị hoặc tắc nghẽn chuỗi cung ứng.

▶︎ Đa dạng hóa đối tác nhập khẩu từ EU, Mỹ Latinh và Trung Đông sẽ giúp tăng tính bền vững cho chuỗi cung ứng.

▶︎ Doanh nghiệp xuất khẩu nên khai thác triệt để các FTA để tiếp cận thị trường Mỹ và EU hiệu quả hơn.

2. Sản Lượng & Thị Trường Vận Tải Container Xuất Khẩu Của Việt Nam Năm 2024

2.1. Sản lượng container hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

Theo biểu đồ thống kê từ năm 2022 đến 2024, sản lượng container hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được đo bằng đơn vị nghìn TEU (Twenty-foot Equivalent Unit) – đơn vị đo lường tiêu chuẩn của container 20 feet:

 

Năm

Sản lượng 

(nghìn TEU)

Biến động

2022

6.004

2023

5.896

-1,8%

2024

6.912

+17,2%

 

Phân tích:

▶︎ Sau khi giảm nhẹ vào năm 2023, sản lượng container xuất khẩu của Việt Nam đã tăng vọt hơn 17% trong năm 2024, đạt gần 7 triệu TEU.

▶︎ Đây là tín hiệu tích cực cho thấy hoạt động xuất khẩu phục hồi mạnh, nhất là trong bối cảnh toàn cầu vẫn còn nhiều biến động địa chính trị và logistics.

Lưu ý: Thống kê không bao gồm container rỗng và vận tải nội địa – chỉ phản ánh dòng container hàng hóa xuất khẩu thực sự.

 

2.2. Tỷ trọng container hàng hóa xuất khẩu theo thị trường (2024)

Tổng sản lượng container xuất khẩu: 6,91 triệu TEU

Trong đó:

Thị trường

Tỷ trọng (%)

Khối lượng

 (triệu TEU)

Bắc Mỹ (North America)

47,7%

3,30

Châu Á - Thái Bình Dương

30,1%

2,08

Châu Âu (Europe)

13,5%

0,93

Trung Đông

3,2%

~0,22

Châu Đại Dương (Oceania)

1,9%

~0,13

Châu Phi

1,6%

~0,11

Nam Mỹ & Caribe

0,4%

~0,03

Khác

1,7%

~0,12

Phân tích:

 

▶︎ Bắc Mỹ là điểm đến số 1, chiếm gần một nửa tổng lượng container xuất khẩu của Việt Nam. Điều này phù hợp với vai trò quan trọng của Mỹ trong cán cân thương mại của Việt Nam.

▶︎ Châu Á – Thái Bình Dương đứng thứ hai, là khu vực có lợi thế vận chuyển tuyến ngắn, chi phí thấp, dễ mở rộng giao thương.

▶︎ Châu Âu, mặc dù có khoảng cách xa và yêu cầu cao, vẫn giữ tỷ trọng lớn nhờ các FTA như EVFTA.

2.3. Xu hướng thị trường vận tải container toàn cầu

Biểu đồ từ Accenture Cargo (12/2024) cho thấy dự báo vận tải container toàn cầu đến năm 2025 như sau:

Quy mô thị trường toàn cầu

        159,8 triệu TEU (2025e)

        Tăng trưởng dự báo CAGR 2026–2028: +3,3%/năm

Các tuyến trọng điểm theo khu vực:

Tuyến giao thương

Lượng container (mTEU)

Tăng trưởng dự báo (%)

Intra Asia

42,7

3,5%

Asia – North America

27,6

3,4%

Asia – Europe

15,8

2,9%

Europe – North America

6,8

2,5%

Europe – Middle East

4,0

1,7%

Intra MENAT

3,2

4,6%

Intra LATAM

1,4

4,1%

Điểm nổi bật:

  • Intra-Asia là tuyến sôi động nhất và tăng trưởng nhanh nhất, cho thấy khu vực châu Á – Thái Bình Dương là trung tâm sản xuất và thương mại của thế giới.

  • Tuyến Asia – North America tiếp tục là “xương sống” trong xuất khẩu container của Việt Nam.

  • Các tuyến Intra MENAT và Intra LATAM có tăng trưởng nhanh – gợi ý tiềm năng kết nối sâu hơn với Trung Đông và Nam Mỹ.

▶︎ Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng về container xuất khẩu, đặc biệt sang Bắc Mỹ và châu Á.

▶︎ Doanh nghiệp logistics và xuất khẩu Việt Nam nên:

  • Tăng cường năng lực vận hành cảng biển và cảng cạn (ICD)

  • Tối ưu hóa quản lý container, tránh container rỗng

  • Khai thác thêm các tuyến short-sea shipping trong Intra-Asia

  • Ứng dụng công nghệ số và nền tảng logistics số như Phaata để tối ưu tuyến và chi phí.

Nguồn: Phaata.com

>> Quý học viên xem phần tiếp theo tại đây ạ 
LÊ SÀI GÒN
NCS Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế

"Khi giảng dạy, tôi thường chia sẻ những điều tôi từng làm sai và lỗi lầm trong công việc và sự nghiệp, còn những cái đúng, đã có sách vở."

BẠN ĐANG PHÂN VÂN LỰA CHỌN KHOÁ HỌC?

Zalo tư vấn chat Simex Gọi tư vấn chat Simex Tư vấn 24/07 Zalo tư vấn chat Simex