TABLE OF CONTENTS
Nếu thuê tàu Chợ như hình thức đi xe bus thì thuê tàu chuyến lại giống như chúng ta thuê cả một chiếc xe hơi cho riêng mình. Người thuê chủ động thoả thuận sòng phẳng với chủ xe về giờ giấc, loại xe, tiền thuê… Nên có thể hình dung, thuê tàu chuyến là hành động chủ hàng (người thuê tàu) thuê toàn bộ chiếc tàu từ người cho thuê để chở hàng từ cảng này đến cảng khác.
Có thể là thuê chuyến một (single voyage); chuyến khứ hồi (round voyage); thuê nhiều chuyến liên tục (consecutive voyages); thuê bao (lumpsum) = thuê nhiều chuyến liên tục trong một thời hạn.
Các kiểu thuê Single, Round hay Consecutive thì thường tiến cước thuê tàu được trả căn cứ theo khối lượng hoặc thể tích thực tế của hàng hoá chuyên chở. Nếu chở ít, không đầy tàu thì thường phải chịu khoản cước khống. Còn thuê bao thì tiền cước được trả căn cứ vào trọng tải hoặc dung tích của cả con tàu. Người thuê có thế tuỳ ý chất xếp và vận chuyển hàng theo yêu cầu cụ thể miễn sao không vượt quá tải trọng an toàn của tàu. Thuê kiểu này, người thuê không phải chịu khoản cước khống.
Tàu chuyến thường để chở các loại hàng có khối lượng lớn, và không đóng trong containers, mặt hàng chủ yếu là quặng, than, gạo phẩm cấp thường…
Trong hình thức thuê tàu chuyến, người thuê tàu được chủ động đàm phán sòng phẳng các điều khoản trong hợp đồng thuê tàu chứ không bị động phụ thuộc vào hãng tàu như thuê tàu chợ, phí cũng thường rẻ hơn tàu chợ và đi nhanh hơn vì chở một hàng, của một chủ, đi thẳng. Nhưng nhược điểm của hình thức này là thủ tục ký hợp đồng phức tạp và giá cước rất biến động.
Ship owner: Người cho thuê tàu
Shipping Line: Hãng tàu
Shipping Line với Ship Owner có thể là một hoặc nếu Shipping Line không có tàu thì họ thuê tàu của Ship Owner để kinh doanh vận tải trong 10 năm, 20 năm…
Charterer: Người thuê tàu
Broker: Người môi giới cước tàu.
Nghiệp vụ thuê tàu chuyến thường phức tạp, do vậy người thuê tàu thường thông qua các Broker (là các công ty forwarder – đại lý của hãng tàu) để uỷ thác thuê tàu.