Khóa học cùng chuyên gia

Chiết Khấu Hối Phiếu

Cũng trong trường hợp thanh toán trả chậm (nhờ thu D/A hoặc LC trả chậm), người XUẤT KHẨU muốn nhận được tiền nhanh mà họ không cần đợi người NHẬP KHẨU trả tiền hoặc ngân hàng Mở trả tiền nên người XUẤT KHẨU sẽ chiết khẩu/bán lại hối phiếu này cho ngân hàng của người XUẤT KHẨU để lấy tiền sớm. Sau đó, ngân hàng này có thể tái chiết khấu hối phiếu ở một ngân hàng khác hoặc ở một ngân hàng trung ương.

MỤC LỤC

    Chiết Khấu Hối Phiếu

    Cũng trong trường hợp thanh toán trả chậm (nhờ thu D/A hoặc LC trả chậm), người XUẤT KHẨU muốn nhận được tiền nhanh mà họ không cần đợi người NHẬP KHẨU trả tiền hoặc ngân hàng Mở trả tiền nên người XUẤT KHẨU sẽ chiết khẩu/bán lại hối phiếu này cho ngân hàng của người XUẤT KHẨU để lấy tiền sớm. Sau đó, ngân hàng này có thể tái chiết khấu hối phiếu ở một ngân hàng khác hoặc ở một ngân hàng trung ương.

    Chuyển nhượng có thể hiểu là hành động người XUẤT KHẨU bán lại quyền thụ hưởng hối phiếu cho một bên khác - mà không phải ngân hàng, còn chiết khấu cũng có thể hiểu là chuyển nhượng nhưng là người XUẤT KHẨU chuyển nhượng cho Ngân hàng của người XUẤT KHẨU.

    Hành động chiết khấu hối phiếu thế này còn được gọi với một thuật ngữ ‘bình dân” hơn đó là “bao thanh toán”. Có hai hình thức chiết khấu/bao thanh toán hối phiếu đó là:

    Chiết khấu có truy đòi = bao thanh toán tương đối (factoring). Nghĩa là, đáo hạn thanh toán mà hối phiếu đã được ký chấp nhận không được ngân hàng Mở/hay người NHẬP KHẨU trả tiền thì ngân hàng của người XUẤT KHẨU sẽ đòi lại tiền của người XUẤT KHẨU. Mức phí chiết khấu lúc này thường không quá cao, và hay tính theo lãi suất thị trường.

    Chiết khấu miễn truy đòi = bao thanh toán tuyệt đối (forfaiting). Nghĩa là, đáo hạn thanh toán mà hối phiếu đã được ký chấp nhận không được ngân hàng Mở/hay người NHẬP KHẨU trả tiền thì ngân hàng của người XUẤT KHẨU sẽ không được đòi lại tiền của người XUẤT KHẨU. Ngân hàng của người XUẤT KHẨU có thể không muốn chiết khấu hối phiếu kiểu này hoặc đồng ý chiết khẩu nhưng mức phí chiết khấu lúc này thường cao, vì ngân hàng sẽ gánh rủi ro cho mình.

    Như vậy, cùng với nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ theo phương thức Nhờ thu, chiết khấu bộ chứng từ theo phương thức Tín dụng chứng từ, chiết khấu hối phiếu cũng là một hành động tài trợ Xuất khẩu của ngân hàng, bên cạnh nhiều hoạt động tài trợ khác.

    ​Bài viết độc quyền của tác giả: Ths. Lê Sài Gòn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX

    Mọi chi tiết về Khóa họcGiảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.

     

    LÊ SÀI GÒN
    NCS Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế

    "Khi giảng dạy, tôi thường chia sẻ những điều tôi từng làm sai và lỗi lầm trong công việc và sự nghiệp, còn những cái đúng, đã có sách vở."

    BẠN ĐANG PHÂN VÂN LỰA CHỌN KHOÁ HỌC?

    Zalo tư vấn chat Simex Gọi tư vấn chat Simex Tư vấn 24/07 Zalo tư vấn chat Simex