Khóa học cùng chuyên gia

Con gái có nên học logistics không?

Con Gái có nên học logistics không? Có, con gái hoàn toàn có thể học logistics nếu có hứng thú và mong muốn theo đuổi lĩnh vực này. Ngành logistics không phân biệt giới tính và không có bất kỳ hạn chế nào đối với con gái khi tham gia vào ngành này.

MỤC LỤC

    Con Gái có nên học logistics không?

    1. Câu trả lời là ! 

    Con gái hoàn toàn có thể học logistics nếu có hứng thú và mong muốn theo đuổi lĩnh vực này. Ngành logistics không phân biệt giới tính và không có bất kỳ hạn chế nào đối với con gái khi tham gia vào ngành này.

    Học logistics có nhiều lợi ích cho con gái: 

    Đầu tiên, logistics là một ngành lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ và quan trọng trong thế giới kinh doanh hiện đại. Việc học logistics giúp bạn có cơ hội nắm vững kiến thức và kỹ năng quản lý chuỗi cung ứng, vận chuyển hàng hóa và quản lý kho bãi.

    Thứ hai, ngành logistics mở ra nhiều cơ hội việc làm. Các công ty vận chuyển, công ty logistics, nhà kho, và các doanh nghiệp quản lý chuỗi cung ứng đều có nhu cầu tuyển dụng nhân viên có kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Con gái có thể tham gia vào các vị trí quản lý dự án, quản lý vận hành, quản lý kho, quản lý chuỗi cung ứng và nhiều vị trí khác trong ngành logistics.

    Thứ ba, học logistics cung cấp cho bạn các kỹ năng quan trọng như lập kế hoạch, tổ chức, phân tích dữ liệu, tư duy logic và kỹ năng giao tiếp. Những kỹ năng này không chỉ hữu ích trong ngành logistics mà còn trong nhiều lĩnh vực khác. Ngoài ra, con gái cũng có thể tận dụng những khía cạnh đặc biệt của mình, chẳng hạn như sự tỉ mỉ, sự quan tâm đến chi tiết và khả năng làm việc nhóm, để đạt thành công trong lĩnh vực này.

    Cuối cùng, quyết định học logistics hay bất kỳ ngành nghề nào khác phụ thuộc vào sở thích, năng lực và mục tiêu cá nhân của  bạn.  Bạn cần tìm hiểu kỹ về ngành logistics, khám phá sự hứng thú và thử sức trong lĩnh vực này trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

    2. Bạn có thể tham khảo thêm các vị trí công việc khi ra trường:

    2.1. Tại công ty sản xuất xuất khẩu hoặc thương mại xuất khẩu

    • Nhân viên kinh doanh hàng xuất khẩu: International Sales Executive, hoặc Senior Sales Staff. Chuyên môn chính của nhân viên này là lên kế hoạch bán hàng, tìm kiếm khách hàng mới, tạo doanh thu cho công ty. Đây là vị trí rất quan trọng trong công ty Xuất nhập khẩu. Vị trí này thường yêu cầu 03 chuyên môn chính: Ngoại ngữ, Kỹ năng nghiệp vụ xuất nhập khẩu, và Kiến thức về sản phẩm xuất khẩu. Trong đó, kỹ năng ngoại ngữ là quan trọng nhất.
    • Nhân viên Thương mại hoặc Môi giới hàng xuất khẩu: Senior Trader or Broker. Nếu không làm ở công ty sản xuất xuất khẩu trực tiếp mà làm ở công ty thương mại. Thì nhân viên kinh doanh này phải thực hiện việc mua hàng từ doanh nghiệp sản xuất rồi bán lại cho khách hàng nước ngoài. Yêu cầu công việc và chuyên môn của hai nhân viên này cơ bản giống nhau ở việc tìm khách hàng mới, tạo doanh thu. Nhưng công việc của Trader thường phức tạp hơn do phải đứng giữa kiếm đồng lời.
    • Nhân viên theo dõi và triển khai đơn hàng xuất khẩu. Hay còn gọi là nhân viên Sales Admin hay một số nơi còn gọi lại Merchandiser (nhất là công ty may mặc, giày da hoặc đồ gỗ..). Xuất hiện phía sau nhân viên kinh doanh, nhiệm vụ của Sales Admin là hỗ trợ nhân viên sales triển khai đơn hàng nhận được, sao cho lô hàng được triển khai một cách trơn tru, đến tay khách hàng một cách hoàn hảo và trọn vẹn nhất. Nghiệp vụ giỏi nhất đòi hỏi nhân viên này là kỹ năng nghiệp vụ xuất nhập khẩu, tiếng Anh có thể không cần xuất sắc, đồng thời cũng phải có kiến thức về sản phẩm để theo dõi sản xuất sản phẩm.
    • Nhân viên thủ tục xuất nhập khẩu: gồm các nhân viên chứng từ ở văn phòng và nhân viên tại hiện trường - Operations hay OPS, để chuẩn bị các giấy giờ cần thiết đáp ứng thủ tục thông quan một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.

    Tại các doanh nghiệp lớn, mức độ chuyên môn hóa công việc cao, các công việc này thường được phân rõ như trên. Tuy nhiên, nếu ở doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ, thường chỉ có từ một đến hai vị trí. Ví dụ Sếp đảm nhận phần kinh doanh - Sales xxuatas khẩu. Và chỉ thêm một nhân viên làm hết tất cả các công việc của admin và thủ tục xuất nhập khẩu. Do vậy, nhân viên này còn được gọi chung chung với tên gọi Nhân viên Xuất nhập khẩu.

    Người học xuất nhập khẩu cần phân định rõ các vị trí này để khi đọc mô tả các vị trí công việc nghiệp vụ xuất nhập khẩu không bị nhầm lẫn, cũng như để có thể thỏa thuận mức lương tốt trong ngành này.

    hoc xuat nhap khau

    Ảnh: Nghề bán hàng quốc tế mang lại thu nhập rất hấp dẫn

     

    2.2. Tại công ty nhập khẩu sản xuất hoặc nhập khẩu thương mại

    Tương tự như ở doanh nghiệp xuất khẩu, người học xuất nhập khẩu ra cũng có thể làm tại ddoanh nghiệp nhập khẩu cũng gồm các vị trí:

    Ở doanh nghiệp nhập khẩu, thông thường, vị trí nhân viên theo dõi đơn hàng nhập khẩu và nhân viên chứng từ nhập khẩu lại được ghép làm một trong chuyên môn. Vì khối lượng công việc tương đối ít. Nếu doanh nghiệp thuê đơn vị dịch vụ Logisitcs/Forwader thì nhân viên thu mua cũng kiêm luôn phần chứng từ và phối hợp với FWD.

    hoc xuat nhap khau

    Ảnh: Nhân viên thu mua nguyên vật liệu đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất, thương mại trong nước.

     

    2.3. Tại công ty Forwarder/Đại lý bán cước cho Hãng tàu

    Người học xuất nhập khẩu cũng có thể làm tại các công ty FWDs - nơi lấy cước của hãng tàu để bán lại cho chủ hàng xuất nhập khẩu. Tại đây, có các vị trí:

    • Nhân viên sales cước tàu đường biển hoặc cước đường air: hàng FCL, hàng consol cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu;
    • Nhân viên theo dõi chứng từ, booking, file giá Pricing;
    • Nhân viên chăm sóc khách hàng - Customer Service;
    • Các công việc chuyên môn hóa khác.

    hoc xuat nhap khau

    Ảnh: Hoạt động của Forwarder rất bùng nổ ở thị trường Việt Nam hiện nay

    2.4. Tại các hãng tàu

    Tương tự công việc bán cước, sau khi học xuất nhập khẩu nếu bạn không làm cho doanh nghiệp Freight Forwarder, bạn có thể làm cho các hãng tàu. Tại đây có các vị trí:

    • Nhân viên sales cước cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cho đại lý forwarder;
    • Nhân viên theo dõi chứng từ, booking;
    • Nhân viên Chăm sóc khách hàng;
    • Nhân viên theo dõi công việc với cảng, depot;
    • Nhân viên hiện trường, theo dõi cont - OPS Operations
    • Các công việc chuyên môn hóa khác.

    hoc xuat nhap khau

    Ảnh: Gần 50 hãng tàu hoạt động ở Việt Nam, cung cấp cho thị trường cho thị trường lao động số lượng công việc rất lớn.

    2.5. Tại các công ty kinh doanh dịch vụ logistics:

    Người học xuất nhập khẩu có thể làm các công việc:

    • Cho thuê kho, bãi;
    • Cung cấp dịch vụ khai thuê hải quan, chạy giấy tờ;
    • Đóng gói, bao bì;
    • Kinh doanh Trucking, xe đầu kéo;
    • Cung cấp dịch vụ kiểm định chất lượng, hun trùng...

    Tại các doanh nghiệp này, cơ bản, cũng có các vị trí công việc: Sales, Hỗ trợ Sales, Chứng từ, và Hiện trường...

    hoc xuat nhap khau

    Ảnh: Ngành Logistics chiếm đến 40% thị trường GDP toàn cầu

    2.6. Tại các cơ quan hành chính sự nghiệp:

    • Cơ quan hải quan, Sở/Phòng Công Thương, Các Cơ quan Xúc tiến Thương mại quốc tế...

    2.7. Ngoài ra, mảng thanh toán quốc tế ở ngân hàng hay bảo hiểm hàng hóa hàng hải quốc tế ở công ty bảo hiểm cũng được hiểu là có liên quan tới hoạt động ngoại thương.

    Qua những phân tích trên đây, có thể thấy rằng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong ngành xuất nhập khẩu Logistics là hết sức đa dạng. Sinh viên, học viên sau khi học xuất nhập khẩu sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm ở ngành này nếu được đào tạo đúng vị trí công việc.

    Ngoài ra bạn có thể xem Mức lương trong ngành tại đây

    Xuất phát từ việc hiếu hụt chuyên môn thực tế, sinh viên học viên muốn học xuất nhập khẩu bắt đầu tìm đến các lớp nghiệp vụ ngắn hạn để bổ sung kiến thức hoặc kinh nghiệm làm việc cấp tốc. Tuy nhiên, thị trường đào tạo ngành này hiện nay tuy phong phú về số lượng cơ sở đào tạo nhưng đa số còn nhiều hạn chế, thiết kế chương trình hoặc nặng tính hàn lâm hoặc có nội dung đi vào thực tế nhưng lại thiếu sự phong phú và sâu sắc. Đồng thời chất lượng giảng viên chưa cao, trình độ nghiệp vụ thực tế và nghiệp vụ sư phạm còn yếu cũng là điểm hạn chế của rất nhiều trung tâm.

    Đa số các trung tâm Đào tạo xuất nhập khẩu đều tập trung giảng dạy về thủ tục hải quan và nghiệp vụ chạy hiện trường tại cảng/sân bay. Tuy nhiên, đây chỉ là một mảng rất nhỏ trong hoạt động ngoại thương - xuất nhập khẩu và hoàn toàn chưa thể đáp ứng yêu cầu hoàn thiện kiến thức cho người học xuất nhập khẩu về quy trình công việc tổng thể và đầy đủ trong ngành này.

    Hiểu được những thiếu sót này trong mảng đào tạo ngành ngoại thương - xuất nhập khẩu, trung tâm SIMEX đã tiên phong trong việc cung cấp các đào tạo chuyên sâu theo từng vị trí công việc trong ngành ngoại thương - xuất nhập khẩu, đáp ứng hiệu quả nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên cũng như yêu cầu tuyển dụng chuyên biệt tại doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

    heart Xuất nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX là trung tâm hàng đầu Việt Nam hiện nay chuyên cung cấp các khóa đào tạo xuất nhập khẩu từ cấp độ tổng quan đến chuyên sâu trong ngành Ngoại thương, Kinh doanh quốc tế, Xuất nhập khẩu, Logistics, Purchasing, Merchandise, Đào tạo In-House... 

    Mọi chi tiết về Khóa họcGiảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.

    LÊ SÀI GÒN
    NCS Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế

    "Khi giảng dạy, tôi thường chia sẻ những điều tôi từng làm sai và lỗi lầm trong công việc và sự nghiệp, còn những cái đúng, đã có sách vở."

    BẠN ĐANG PHÂN VÂN LỰA CHỌN KHOÁ HỌC?

    Zalo tư vấn chat Simex Gọi tư vấn chat Simex Tư vấn 24/07 Zalo tư vấn chat Simex