MỤC LỤC
Việc mở được L/C sẽ cho thấy khả năng “có tiền” người NK (và khả năng thanh toán của ngân hàng Mở). Do vậy, Người XK nhận được L/C mới yên tâm giao hàng. L/C được mở càng sớm thì người XK càng yên tâm.
Trong khi đó, Người NK luôn chần chừ mở L/C vì không muốn bị giam tiền/ký quỹ vào ngân hàng sớm.
Vì vậy hai bên nên thoả thuận rõ thời điểm mở L/C, cũng như trách nhiệm trong việc chậm mở L/C dẫn đến giao hàng trễ và chế tài phạt chậm mở L/C trong hợp đồng buôn bán.
Người XK phải căn cứ vào kế hoạch làm hàng của mình, để thúc giục người NK mở L/C:
Lúc NK nguyên vật liệu
Lúc tổ chức sản xuất/NK hàng về kho
Lúc bắt đầu vận chuyển hàng ra cảng
Lúc giao hàng lên tàu. Đây cũng là mốc an toàn cuối cùng của người bán.
Nhìn trình tự công việc, có thể thấy rằng, nếu người XK càng nhân nhượng thời điểm mở L/C chậm, sẽ gây bất lợi cho người XK.
Dĩ nhiên, người NK muốn trì hoãn mở L/C càng chậm càng tốt, càng gần thời điểm hàng lên tàu càng tốt;
Chậm chí người NK muốn trì hoãn đến lúc hàng đến đích càng tốt (trường hợp này gần như không bao giờ xảy ra).
Tùy vào sự tin tưởng của hai bên dành cho nhau mà thời điểm mở L/C có thể được cân nhắc như phân tích ở trên.
Trên L/C, ngày mở L/C được thể hiện ở trường :31C: DATE OF ISSUE và được ghi theo kiểu Năm/tháng/ngày.
Ví dụ:
:31C: DATE OF ISSUE
300102 (tức là ngày 02, tháng 01 năm 2030)
Bài viết độc quyền của tác giả: Ths. Lê Sài Gòn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX
Mọi chi tiết về Khóa học, Giảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.