Khóa học cùng chuyên gia

Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chịu sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu như động thực vật hoang dã, giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn sinh thái, đa dạng sinh học và cam kết quốc tế.

MỤC LỤC

     Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu như động thực vật hoang dã, giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn sinh thái, đa dạng sinh học và cam kết quốc tế.

    A. Hàng hóa xuất khẩu và hình thức quản lý

    A.

    Hàng hóa xuất khẩu

    Hình thức quản lý

    1.

     

    a) Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I CITES không vì Mục đích thương mại.

    Căn cứ quy định của Công ước CITES để công bố Điều kiện và hướng dẫn thủ tục XK

     

    b) Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp từ tự nhiên thuộc Phụ lục II, III CITES; và mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cây nhân tạo.

    Thực hiện theo quy định của Nghị định 38/2014/NĐ-CP ngày 06/5/2014 của Chính phủ

     

    c) Động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm thuộc nhóm IIA và IIB quy định tại Nghị định 06/2019/ NĐ-CP của Chính phủ

    Công bố Điều kiện và hướng dẫn thủ tục XK

    2

    Giống cây trồng và giống vật nuôi quý hiếm.

    Hướng dẫn cụ thể theo quy định của Pháp lệnh Giống cây trồng và Pháp lệnh Giống vật nuôi.

    3

    Cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ từ rừng tự nhiên trong nước.

    Công bố Điều kiện và hồ sơ xuất khẩu.

    4.

    Củi, than làm từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.

    Công bố điều kiện và hướng dẫn thủ tục xuất khẩu.

    5.

    a) Các loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện.

    b) Các loài thủy sản được xuất khẩu thông thường

    Ban hành danh mục các loài thủy sản được XK thông thường; các loài và điều kiện  các loài thủy sản XK có

    điều kiện

     B. Hàng hóa nhập khẩu và hình thức quản lý

    B.

    Hàng hóa nhập khẩu

    Hình thức quản lý

    1.

    Thuốc thú y và nguyên liệu sản xuất thuốc thú y đăng ký nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam.

    Giấy phép khảo nghiệm.

    2.

    Chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa chất dùng trong thú y đăng ký nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam.

    Giấy phép khảo nghiệm.

    3.

    a) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất tại Việt Nam nhằm Mục đích xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài;

    Giấy phép nhập khẩu

     

    b)Thuốc bảo vệ thực vật để xông hơi khử trùng chứa hoạt chất methyl bromide và các hoạt chất có độ độc cấp tính loại I, II theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS);

    Giấy phép nhập khẩu

     

    c) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại VN NK để khảo nghiệm nhằm Mục đích đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;

    Giấy phép nhập khẩu

     

    d) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại VN NK để thử nghiệm, nghiên cứu; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại VN; thuốc bảo vệ thực vật làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Bộ NNPTNT

    Giấy phép nhập khẩu

     

    đ) Thuốc trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại VN nhưng NK để làm chất chuẩn.

    Giấy phép nhập khẩu

    4.

    Giống vật nuôi ngoài danh Mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; côn trùng các loại chưa có ở Việt Nam; tinh, phôi của giống vật nuôi nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam.

    Giấy phép NK hoặc Giấy phép khảo nghiệm, quy định rõ Điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.

    5.

    Giống cây trồng, sinh vật sống thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật và các vật thể khác trong danh Mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

    Giấy phép NK, quy định rõ Điều kiện và thủ tục cấp

    giấy phép.

    6.

    Giống cây trồng chưa có trong danh Mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhập khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử hoặc nhập khẩu với Mục đích hợp tác quốc tế, để làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các Chương trình, dự án đầu tư.

    Giấy phép NK hoặc Giấy phép khảo nghiệm, quy định rõ Điều kiện và thủ tục cấp giấy phép theo quy định của Pháp lệnh Giống cây trồng và Pháp lệnh Giống vật nuôi.

    7.

    Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản ngoài danh Mục được phép lưu hành tại Việt Nam.

    Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy phép khảo nghiệm,

    quy định rõ Điều kiện và

    thủ tục cấp giấy phép

    8.

    Phân bón chưa được công nhận lưu hành tại VN gồm: Phân bón để khảo nghiệm; chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí; chuyên dùng của các DN có vốn ĐTNN để phục vụ cho SX trong phạm vi của DN; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại VN; Làm quà tặng; làm hàng mẫu; tham gia hội chợ, triển lãm; để SX phân bón XK; phục vụ NCKH; làm NL để SX phân bón.

    Giấy phép nhập khẩu.

    9.

    Nguồn gen của cây trồng, vật nuôi, vi sinh phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật.

    Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ Điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.

    10.

    a) Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm từ tự nhiên thuộc Phụ lục I CITES không vì Mục đích thương mại.

    b) Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp từ tự nhiên thuộc Phụ lục II, III CITES; và mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cây nhân tạo.

    Căn cứ quy định của Công ước CITES để công bố Điều kiện và hướng dẫn thủ tục nhập khẩu.

    11.

    a) Nguyên liệu sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản.

    Quy định về quản lý chất lượng nguyên liệu nhập khẩu.

     

    b) Sản phẩm hoàn chỉnh có trong Danh Mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh Mục sản phẩm nhập khẩu có Điều kiện.

    Ban hành Danh Mục sản phẩm được phép lưu hành tại VN

    và Danh Mục sản phẩm nhập khẩu có Điều kiện

     

    c) Sản phẩm hoàn chỉnh chưa có tên trong Danh Mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh Mục sản phẩm nhập khẩu có Điều kiện.

    Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ Điều kiện, số lượng và thủ tục cấp giấy phép.

    12.

    a) Giống thủy sản được nhập khẩu thông thường.

    a) Ban hành danh mục giống thủy sản nhập khẩu thông thường.

     

    b) Giống thủy sản nhập khẩu có điều kiện.

    b) Ban hành danh mục giống thủy sản nhập khẩu có điều kiện.

     

    c) Giống thủy sản chưa có trong danh mục được phép nhập khẩu thông thường lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam

    c) Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện, số lượng và thủ tục cấp giấy phép.

    13.

    a) Thủy sản sống làm thực phẩm có trong danh mục được nhập khẩu thông thường.

    a) Ban hành danh mục thủy sản sống làm thực phẩm được nhập khẩu thông thường.

     

    b) Thủy sản sống làm thực phẩm ngoài danh mục các loài thủy sản sống được nhập khẩu làm thực phẩm tại Việt Nam.

    b) Quy định về việc đánh giá rủi ro, cấp phép nhập khẩu.

     Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý các danh mục trên để đảm bảo an toàn sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học, và tuân thủ các cam kết quốc tế về động, thực vật hoang dã và các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

    >> Quý học viên xem thêm Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chịu sự quản lý của Bộ Giao thông Vận tải

    LÊ SÀI GÒN
    NCS Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế

    "Khi giảng dạy, tôi thường chia sẻ những điều tôi từng làm sai và lỗi lầm trong công việc và sự nghiệp, còn những cái đúng, đã có sách vở."

    BẠN ĐANG PHÂN VÂN LỰA CHỌN KHOÁ HỌC?

    Zalo tư vấn chat Simex Gọi tư vấn chat Simex Tư vấn 24/07 Zalo tư vấn chat Simex