Khóa học cùng chuyên gia

HƯỚNG DẪN KÊ KHAI C/O FORM VK

C/O Form VK, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, được sử dụng trong thương mại Việt Nam-Hàn Quốc dựa trên Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA). Nó chứng nhận nguồn gốc hàng hóa, giúp doanh nghiệp chứng minh nguồn gốc sản phẩm và giúp nhà nhập khẩu nhận ưu đãi thuế khi nhập khẩu hàng từ Việt Nam vào Hàn Quốc. Thủ tục xin cấp C/O Form VK bao gồm khai báo trực tuyến, nộp hồ sơ, nhận dữ liệu C/O từ website và nhận C/O hợp lệ từ cơ quan quản lý. C/O Form VK phải được khai bằng tiếng Anh và in bằng máy in hoặc máy đánh chữ, với nội dung phù hợp với các chứng từ quy định. Nội dung kê khai C/O Form VK bao gồm thông tin về người xuất khẩu, người nhận hàng, số tham chiếu C/O, ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải và cảng dỡ hàng, cơ quan có thẩm quyền, số thứ tự các mặt hàng, ký hiệu và số hiệu của kiện hàng, số lượng kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa, mã HS hàng hóa, tiêu chí xuất xứ, trọng lượng cả bì của hàng hoá hoặc số lượng khác và trị giá lô hàng, số và ngày của hoá đơn thương mại, xác thực của người xuất khẩu hoặc nhà sản xuất, chứng thực của Tổ chức cấp C/O, và chú thích.

MỤC LỤC

    1. C/O FORM VK

    C/O Form VK là một loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thường được sử dụng trong các giao dịch thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc. C/O Form VK được cấp dựa trên Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA).

    Chức năng chính của C/O Form VK là chứng nhận và xác minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, giúp doanh nghiệp chứng minh một cách rõ ràng nguồn gốc của sản phẩm. 

    Ngoài ra, C/O Form VK còn giúp các nhà nhập khẩu nhận các ưu đãi về thuế và các loại phí liên quan khi nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam vào Hàn Quốc.

    Thủ tục xin cấp chứng nhận C/O Form VK bao gồm nhiều bước, từ việc khai báo hệ thống trên website của Bộ Công thương, nộp hồ sơ cho cán bộ tiếp nhận, đến việc nhận dữ liệu C/O từ website và cuối cùng là nhận C/O hợp lệ từ cơ quan quản lý. C/O Form VK phải được khai bằng tiếng Anh và in bằng máy in hoặc máy đánh chữ, với nội dung phù hợp với các chứng từ quy định.

     

    2.  HƯỚNG DẪN KÊ KHAI C/O FORM VK

     

     

    Nội dung kê khai C/O form VK cụ thể như sau:

     Ô số 1 (hàng hóa được gửi từ): ghi tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu. khóa học xuất nhập khẩu thực tế tphcm

    Ô số 2 (hàng hóa được gửi đến): ghi tên người nhận hàng, địa chỉ, tên quốc gia nhập khẩu mỹ phẩm.

    Ô trên cùng bên phải (số tham chiếu C/O): Số tham chiếu của C/O do Việt Nam cấp gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, với cách ghi cụ thể như sau:

    -      Nhóm 1: tên nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 02 ký tự là “VN”; Nhóm 2: tên nước thành viên nhập khẩu là Hàn Quốc, gồm 02 ký tự là “KR” Nhóm 3: năm cấp C/O, gồm 02 ký tự. Ví dụ: cấp năm 2015 sẽ ghi là “15”;

    -      Nhóm 4: tên Tổ chức cấp C/O, gồm 02 ký tự. Danh sách các Tổ chức cấp C/O được quy định cụ thể tại Phụ lục IX. Danh sách này được Bộ Công Thương cập nhật thường xuyên khi có sự thay đổi về các Tổ chức cấp C/O; điều kiện học kế toán trưởng

    -      Nhóm 5: số thứ tự của C/O, gồm 05 ký tự; cách lập báo cáo kết quả kinh doanh

    -      Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có gạch ngang “-”. Giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”.

    Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hà Nội cấp C/O mẫu VK mang số thứ 9 cho một lô hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc trong năm 2015 thì cách ghi số tham chiếu của C/O này sẽ là: VN- KR 15/01/00009. khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn

    Tại phần được cấp tại, ghi “VIET NAM”.

    Ô số 3 (ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải và cảng dỡ hàng): ghi ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì đánh “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì đánh tên tàu) và tên cảng dỡ hàng. phân tích tài chính

    Ô số 4 (dành cho cơ quan có thẩm quyền): cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu đánh dấu (√) vào ô thích hợp khi cơ quan này xét cho hưởng ưu đãi thuế quan đặc biệt theo Hiệp định VKFTA.

    Ô số 5 (số thứ tự các mặt hàng): ghi số thứ tự cho từng mặt hàng riêng biệt. Nhiều mặt hàng có thể ghi trên cùng một C/O.

    Ô số 6 (ký hiệu và số hiệu của kiện hàng): ghi ký hiệu và số hiệu trên bao bì của kiện hàng.

    Ô số 7 (số lượng kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa, mã HS hàng hóa): ghi số lượng kiện hàng, loại kiện hàng, tên hàng hoá, mã HS hàng hóa của nước nhập khẩu. Mã HS phải được ghi ít nhất 6 số đầu tiên. khóa học tài chính doanh nghiệp

    Ô số 8 (tiêu chí xuất xứ): ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa theo hướng dẫn dưới đây: Hàng hóa được sản xuất tại nước thành viên xuất khẩu ghi ở ô số 11 của C/O: Điền vào ô số 8

    a. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu theo quy định tại Điều 3, Phụ lục I: “WO” học xuất nhập khẩu ở hà nội

    b. Hàng hóa đáp ứng Quy tắc cụ thể mặt hàng theo quy định tại Điều 5, Phụ lục I: – Chuyển đổi mã số hàng hóa: “CTC” – Hàm lượng giá trị khu vực: Ghi hàm lượng giá trị khu vực mà hàng hóa có xuất xứ cần đạt (ví dụ: “RVC 45%”). – Hàm lượng giá trị khu vực + Chuyển đổi mã số hàng hóa: Ghi tiêu chí kết hợp mà hàng hóa có xuất xứ cần đạt (ví dụ: “CTH + RVC 40%”). – Công đoạn gia công chế biến cụ thể: “Specific Processes”. học thanh toán quốc tế ở đâu

    c. Hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu chỉ từ những nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam hoặc Hàn Quốc theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 2 Phụ lục I: “PE”.

    d. Hàng hóa đáp ứng Điều 6 Phụ lục I: Ghi “Article 3.5”

    Ô số 9 (trọng lượng cả bì của hàng hoá hoặc số lượng khác và trị giá lô hàng): ghi trọng lượng cả bì hoặc số lượng khác và trị giá FOB của lô hàng chỉ khi hàng hóa áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (RVC).

    Ô số 10 (số và ngày của hoá đơn thương mại): ghi số và ngày của hóa đơn thương mại.

    Ô số 11 (xác thực của người xuất khẩu hoặc nhà sản xuất): học kế toán thực tế ở đâu tốt nhất hà nội

    a.  Dòng thứ nhất ghi chữ “VIET NAM”.

    b. Dòng thứ hai ghi đầy đủ tên tiếng Anh của nước thành viên nhập khẩu bằng chữ in hoa (ví dụ: “KOREA”).

    c. Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O, tên và chữ ký của người đề nghị cấp C/O, con dấu và tên công ty của người đề nghị cấp C/O. khóa học kỹ năng mềm tại tphcm

    Ô số 12 (chứng thực của Tổ chức cấp C/O): ghi ngày tháng năm cấp C/O, chữ ký và tên đầy đủ của cán bộ cấp C/O, con dấu của Tổ chức cấp C/O.

    Ô số 13 (chú thích):

    Ghi “Non-Party Invoicing” trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành tại lãnh thổ của một nước không phải là nước thành viên. Các thông tin như tên và nước của công ty phát hành hóa đơn nước thứ ba phải ghi vào ô số 13.

    >> Quý Học viên xem thêm về: Hướng dẫn kê khai chi tiết C/O FORM AK tại đây

    >> Quý Học viên download Hướng dẫn kê khai tất cả các Mẫu C/O tại đây

     
    LÊ SÀI GÒN
    NCS Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế

    "Khi giảng dạy, tôi thường chia sẻ những điều tôi từng làm sai và lỗi lầm trong công việc và sự nghiệp, còn những cái đúng, đã có sách vở."

    BẠN ĐANG PHÂN VÂN LỰA CHỌN KHOÁ HỌC?

    Zalo tư vấn chat Simex Gọi tư vấn chat Simex Tư vấn 24/07 Zalo tư vấn chat Simex