MỤC LỤC
Dùng trong tàu chuyến
Là vận đơn chỉ có nội dung ở mặt trước, mặt sau để trống. Ở mặt trước, ngoài những điều khoản có trên tờ vận đơn bình thường còn có dẫn chiếu để giải quyết khi có tranh chấp phát sinh.
Khi hàng chưa bốc lên tàu mà phải nhập kho hải quan để làm thủ tục thì hải quan sẽ cấp cho chủ hàng hóa một loại vận đơn gọi là vận đơn hải quan. Vận đơn hải quan chỉ dùng để giải quyết các thủ tục hải quan.
Là vận đơn mà người thụ hưởng (beneficiary) thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) không phải là người gửi hàng hay người giao hàng (Shipper) mà là người khác. Vận đơn loại này thường được sử dụng trong xuất khẩu ủy thác khi đơn vị sản xuất, kinh doanh không trực tiếp xuất khẩu mà làm việc này thông qua một đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu. Nếu L/C có quy định chấp nhận vận đơn bên thứ ba thì có nghĩa là vận đơn và các chứng từ gửi hàng khác được phép ghi tên người giao hàng (người gửi hàng) không phải là người thụ hưởng L/C.
Là loại vận đơn dành cho vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ hay đường sắt nhưng không qua biển.
Là một hợp đồng được kí giữa một người gửi hàng và một công ty vận tải (người chuyên chở) để vận chuyển hàng hóa trên đất liền. Một có vai trò là cả hóa đơn của người chuyên chở tới người gửi hàng và hợp đồng vận chuyển. Tài liệu này nêu rõ chi tiết của hàng hóa được vận chuyển.
Giao nhận vận đơn nội địa
Do liên quan đến vận tải qua đất liền trong nội địa, vận đơn nội địa sẽ không được giao trực tiếp cho người mua hàng ở nước ngoài mà chuyển cho bên thứ ba. Bên thứ ba thường là doanh nghiệp hàng hóa quốc tế, nhưng trước đó vận đơn nội địa lại được kí gửi cho một bên khác (như nhà kho, công ty giao nhận vận tải hoặc công ty đóng gói) trước khi tiếp tục kí gửi đến hãng vận chuyển quốc tế.
Nếu một vận đơn nội địa thuộc loại không thể chuyển nhượng, thì nó chỉ có thể được giao cho người nhận hàng có tên được ghi trong vận đơn, nhưng nếu thuộc loại có thể chuyển nhượng, thì người chuyên chở nắm giữ vận đơn có thể định lại hướng đi của lô hàng.
Chức năng của vận đơn nội địa
Vận đơn nội địa thường là chứng từ vận tải đầu tiên được phát hành cho một lô hàng quốc tế, được sử dụng để vận chuyển hàng hóa trên đất liền qua đường sắt, đường bộ hoặc các tuyến đường thủy nội địa đến điểm mà bên vận chuyển có thể xếp hàng hoá lên một con tàu.
Vận đơn nội địa là hợp đồng giữa chủ sở hữu hàng hóa và bên vận chuyển, mô tả chi tiết về hàng hóa, giá trị, nguồn gốc, đích đến, cùng các điều khoản vận chuyển của chúng.
Vận đơn nội địa nêu rõ phương tiện cụ thể dùng để vận chuyển hàng hoá và cách thanh toán cước phí vận chuyển.
Vận đơn nội địa đóng vai trò là biên lai cho chủ sở hữu hàng hóa cũng như các quyền của người vận chuyển cho mục đích vận chuyển.
Vận đơn nội địa với hàng hoá được gửi ra nước ngoài
Nếu hàng hóa được chuyển ra nước ngoài, một tài liệu khác bắt buộc phải được bổ sung thêm là vận đơn đường biển. Vận đơn nội địa chỉ có thể sử dụng trong vận chuyển hàng hoá trong nước qua đất liền, còn vận đơn đường biển cho phép chuyển hàng ra nước ngoài.
Do vậy, một lô hàng quốc tế sẽ phải có cả vận đơn nội địa và vận đơn đường biển. Thông tin về hàng hóa trong vận đơn nội địa cần được xác nhận lại bởi hãng vận tải quốc tế. Nếu có sự khác biệt giữa mô tả hàng hóa trong vận đơn nội địa và vận đơn đường biển thì vận đơn đường biển sẽ được ưu tiên tại điểm đến cuối cùng.
Bài viết độc quyền của tác giả: Ths. Lê Sài Gòn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX
Mọi chi tiết về Khóa học, Giảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.