Những kỹ năng Nhân viên thủ tục hải quan và chứng từ xuất nhập khẩu
Việc chuẩn bị chứng từ xuất nhập khẩu liên quan đến lô hàng và làm thủ tục hải quan là khâu hết sức quan trọng trong quy trình xuất nhập khẩu, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ lên phương tiện vận tải của hàng hóa và đáp ứng các yêu cầu của chính quyền, cũng như của đối tác về mặt chứng từ. Do vậy, nhân viên thủ tục hải quan và chứng từ XNK đảm nhiệm các khâu này phải nắm rõ các quy định nhà nước, các kiến thức và kỹ năng sau đây để thực hiện tốt công việc của mình:
1. Nắm được các vấn đề cơ bản về thủ tục Hải quan cũng như thủ tục hải quan đối với các loại hình như:
- Người khai Hải quan;
- Trách nhiệm của người khai Hải quan;
- Thời hạn khai Hải quan;
- Hồ sơ Hải quan;
- Địa điểm đăng ký tờ khai Hải quan;
- Các khái nhiệm: Đưa hàng hóa về bảo quan, thông quan hàng hóa…;
- Giám sát Hải quan;
- Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại;
- Thủ tục hải quan đối với hàng hoá gia công với nước ngoài;
- Thủ tục hải quan đối với hàng hoá sản xuất xuất khẩu;
- Thủ tục hải quan đối với hàng hoá doanh nghiệp chế xuất;
- Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ;
- Thủ tục hải quan đối với hàng hoá tạm nhập tái xuất;
- Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu thực hiện dự án đầu tư miễn thuế;
- Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào đưa ra kho ngoại quan;
- Thủ tục hải quan hàng hóa đưa vào, đưa ra địa điểm thu gom hàng lẻ CFS;
- Thủ tục hải quan hàng hóa đưa vào, đưa ra kho bảo thuế;
- Thủ tục hải quan đối với hàng hoá trung chuyển;
- Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu;
- Thủ tục Hải quan đối với hàng hóa quá cảnh;
- Thủ tục hải quan đối với hàng hóa chuyển cảng.
2. Nắm vững các vấn đề liên quan đến Mã HS, tra cứu mã, cách làm việc với cơ quan hải quan khi tra HS code; nắm vững các loại thuế, cách tính thuế, các trường hợp miễn giảm và xử phạt liên quan đến thuế đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu...
- HS code: Cấu trúc của mã định danh hàng hoá HS code;
- Sự khác nhau giữa HS code VN và quốc tế;
- Nguyên tắc tra và áp HS code hàng hóa xuất nhập khẩu;
- Kinh nghiệm làm việc với bộ phận hải quan đối với một vài HS code của hàng hoá phổ biến;
- Các loại thuế đánh vào hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu;
- Các trường hợp miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế theo luật định;
- Giới thiệu biểu thuế XK, thuế NK;
- Công thức tính thuế XK. Thuế NK, thuế TTĐB, Thuế BVMT, thuế GTGT cho hàng nhập khẩu;
- Một số hiệp định thương mại quan trọng mà VN tham gia.
3. Nắm vững các chính sách quản lý của Nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu như:
- Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam và nguyên tắc áp dụng trong quá trình làm thủ tục hải quan (TTHQ);
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu;
- Danh mục hàng hóa thuộc quản lý của các Bộ chuyên ngành;
- Một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định riêng;
- Khai báo thực tế kiểm tra chuyên ngành trên cổng thông tin một cửa quốc gia: kiểm dịch thực vật, xác nhận thức ăn chăn nuôi nhập khẩu… và thực hiện thuần thục nghiệp vụ hiện trường của các công việc này.
4. Soạn thảo các chứng từ của lô hàng, làm việc với bên thứ 3 và cơ quan nhà nước để có được các chứng từ đó.
- Commercial Invoice – Hóa đơn thương mại
- Packing List – Phiếu đóng gói
- Certificate of Quality/Quantity and Weight/Tally Sheet
- Certificate of Origin
- Bill of Lading
- Certificate of Fumigation – Giấy chứng nhận Hun Trùng
- Certificate of Phytosanitary – Giấy chứng nhận Thực vật (xuất, nhập)
- Health Cert, Nutrition Cert…
- Certificate of Insurance – Giấy chứng nhận Bảo hiểm
- Giấy phép xuất khẩu, (và nhập khẩu) một số mặt hàng
- Một số chứng từ đặc thù của nông sản, thủy sản…
5. Thuần thục thao tác truyền tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu và nhập khẩu cho tất cả các loại hình
6. Nắm vững các kiến thức và công việc liên quan đến giấy chứng nhận xuất xứ
- Các loại form C/O? Cơ quan nào cấp? Form nào là dùng cho thị trường nào?
- Thủ tục xin cấp C/O;
- Lập bộ hồ sơ xin C/O (cho lần đầu, lần sau): làm bảng kê, các chứng từ liên quan…
- Kê khai một số loại Form C/O chủ yếu
- Làm thủ tục tại cơ quan cấp C/O: VCCI, Bộ Công Thương, Ban quản lý một số KCN, KCX
- Khai báo C/O trên comis.ecovcci.com.vn; và ecosys.gov.vn
7. Nắm vững và thực hiện thành thạo thao tác hiện trường thủ tục giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
- Thủ tục giao nhận hàng xuất khẩu, nhập khẩu FCL, LCL tại các cảng biển, sân bay, ICD...
- Biết cách làm việc với Hải quan, đơn vị đầu kéo cont, thương vụ cảng;
- Thực hành trên hệ thống Eport của hệ thống SNP;
- Hiểu rõ các loại chi phí phát sinh ngoài quy định và cách xử lý.
Trên đây là những chia sẻ của SIMEX về các công việc cụ thể của nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan. Bạn đọc có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về ngành nghề cũng như dùng để chuẩn bị CV hoặc phỏng vấn cho công việc này.
Để hiểu rõ hơn về công việc đặc thù và chi tiết của các vị trí công việc khác như Nhân viên kinh doanh hàng hóa quốc tế, Nhân viên triển khai đơn hàng xuất khẩu - nhập khẩu, Nhân viên Kinh doanh cước quốc tế, bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết của SIMEX tại đây.
Xuất nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX là trung tâm hàng đầu Việt Nam hiện nay chuyên cung cấp các khóa đào tạo xuất nhập khẩu từ cấp độ tổng quan đến chuyên sâu trong ngành Ngoại thương, Kinh doanh quốc tế, Xuất nhập khẩu, Logistics, Purchasing, Merchandise, Đào tạo In-House...
Mọi chi tiết về Khóa học, Giảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.