MỤC LỤC
Nếu căn cứ vào tình trạng xếp dỡ hàng, có: Vận đơn đã xếp hàng lên tàu và vận đơn nhận hàng để chở.
Người mua thường yêu cầu loại vận đơn này vì khi đó hàng hoá mới chắc chắn đã lên tàu.
Trên mặt trước vận đơn, có ghi ngày “On board date”.
Nếu thanh toán theo L/C, hai bên nên dùng loại vận đơn này vì thông tin trên B/L rõ ràng và ngân hàng ít từ chối thanh toán vì sai sót của chứng từ.
Nếu trên vận đơn có chữ in sẵn "Nhận để xếp" (Received for Shipment hoặc Taken in Charge), thì khi Thuyền trưởng kí vận đơn, phải ghi thêm chữ "Đã xếp hàng lên tàu, ngày tháng năm " để chứng minh cho việc đã xếp hàng, thể hiện bằng tiếng Anh là "Laden on Board on 16 May 2018 " hoặc "Shipped on Board on 16 May 2018" và ngày đó là ngày giao hàng.
Nếu trên vận đơn có ghi sẵn chữ "Shipped on Board", thì không cần ghi thêm gì để chứng minh cho việc đã xếp, mà ngày kí vận đơn chính là ngày xếp hàng lên tàu cũng là ngày giao hàng.
Ảnh: Vận đơn On Board là vận đơn có ghi dòng chữ On board trên vận đơn
Loại B/L này không an toàn cho người mua vì khi đó hàng hoá chưa chắc chắn đã lên tàu.
Là vận đơn được cấp sau khi người vận chuyển nhận hàng của người thuê vận chuyển, đưa vào kho bãi để chờ xếp lên tàu. Tại mặt trước của vận đơn thường in sẵn câu: “Nhận để xếp…” (Received for shipment…) hoặc “Nhận để vận chuyển… ” (Received for carriage…). Khi hàng hóa thực sự được xếp lên tàu, người vận chuyển ghi chú thêm trên mặt trước của vận đơn câu: “Đã được xếp lên tàu ngày…” (SHIPPED ON BOARD on…) và ký tên. Khi đó vận đơn đã nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L) trở thành vận đơn đã xếp hàng lên tàu (Shipped on board B/L).
Khi hàng được vận chuyển bằng cách đa phương thức thì hay có xuất hiện loại vận đơn này.
Bài viết độc quyền của tác giả: Ths. Lê Sài Gòn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX
Mọi chi tiết về Khóa học, Giảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.