Khóa học cùng chuyên gia

Phân Biệt Acceptance L/C và Deferred L/C

Xin nhắc lại, nếu sử dụng L/C Deferred, người bán không được ký phát hối phiếu (trả chậm) để yêu cầu ngân hàng Mở ký nhận nợ lên hối phiếu này. Nếu muốn thực hiện việc ký phát hối phiếu như vậy - để yêu cầu ngân hàng Mở ký nhận nợ - rồi mới giao chứng từ cho ngân hàng Mở, thì người XK có thể chuyển sang loại L/C khác là Acceptance L/C - mà tạm dịch là L/C Chấp nhận nợ.

MỤC LỤC

    1. Deferred L/C - L/C trả chậm

    • Là loại L/C trong đó quy định việc trả tiền được tiến hành một lần hay làm nhiều lần cho người XK. Việc trả tiền này sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định kể từ ngày giao hàng (date of B/L) hoặc ngày xuất trình chứng từ (presentation date). Thời hạn thanh toán càng ngắn càng tốt và không nên dài quá một năm.
    • Theo L/C này, người XK giao hàng và xuất trình chứng từ như L/C quy định. Khi bộ chứng từ được NH Mở xác định là hợp lệ, NH Mở thường sẽ phát hành một Cam kết trả tiền và thực hiện việc trả tiền vào ngày đáo hạn như đã quy định, có thể trả một lần hoặc nhiều lần theo thỏa thuận. Và thường ngày đáo hạn này nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C nên người bán phải lưu ý để mở rộng thời hạn hiệu lực L/C. Xin được nhấn mạnh việc này, Cam kết trả tiền là do ngân hàng Mở viết ra – tức ngân hàng Mở chịu trách nhiệm trả tiền cho người XK khi đáo hạn, bằng tiền của chính mình. Tuy nhiên, trong thực tế, ngân hàng và người NK sẽ thỏa thuận riêng, rằng Ngân hàng sẽ dùng tiền của người NK, tức đợi đến lúc đáo hạn mới lấy tiền của người NK để trả cho người XK. Về phần mình, đây rõ ràng là một rủi ro cho người XK (dù trên danh nghĩa, họ vẫn có thể đòi tiền Ngân hàng Mở vì Ngân hàng Mở đã viết Cam kết trả tiền) trong trường hợp người NK mất khả năng/hoặc không thanh toán khi đáo hạn. Còn về phía người NK, so với L/C trả ngay, người nhập khẩu chỉ chịu trách nhiệm thanh toán khi đến ngày đáo hạn; do đó người nhập khẩu có thời gian để bán hàng, thu tiền hàng để trả cho nghĩa vụ trong L/C.
    • Nếu sử dụng L/C này người bán không được ký phát hối phiếu (trả chậm) để yêu cầu ngân hàng Mở ký nhận nợ lên hối phiếu này. Nếu muốn thực hiện việc ký phát hối phiếu - yêu cầu ngân hàng Mở ký nhận nợ - rồi mới giao chứng từ cho ngân hàng Mở, thì người XK có thể chuyển sang loại L/C khác là Acceptance L/C - mà tạm dịch là L/C Chấp nhận nợ.
    • Khi muốn thỏa thuận sử dụng L/C trả chậm, người XK và người NK thường ghi trong hợp đồng: “Payment by Deferred L/C”. Còn trên L/C, điều này thể hiện ở trường :41D: AVAILABLE WITH [tên ngân hàng] BY DEFERED PAYMENT UNDERTAKING – một cam kết trả tiền sau. Ở trường :42C: DRAFT sẽ không ghi gì cả - vì không yêu cầu/không cho phép người XK phát hành hối phiếu.

    ​2. Acceptance L/C - L/C chấp nhận nợ

    • Xin nhắc lại, nếu sử dụng L/C Deferred, người bán không được ký phát hối phiếu (trả chậm) để yêu cầu ngân hàng Mở ký nhận nợ lên hối phiếu này. Nếu muốn thực hiện việc ký phát hối phiếu như vậy - để yêu cầu ngân hàng Mở ký nhận nợ - rồi mới giao chứng từ cho ngân hàng Mở, thì người XK có thể chuyển sang loại L/C khác là Acceptance L/C - mà tạm dịch là L/C Chấp nhận nợ.
    • Vậy có thể hiểu, Acceptance L/C, về bản chất sẽ giống như Deferred L/C, cùng là trả chậm như nhau. Nhưng với Acceptance L/C thì người XK có thể phát hành Hối phiếu trả chậm để yêu cầu ngân hàng Mở ký nhận nợ, sau đó, hoặc người XK sẽ đợi đến đáo hạn để được Ngân hàng Mở thanh toán, hoặc người XK có thể lấy tiền sớm bằng nghiệp vụ chiết khấu Hối phiếu tại ngân hàng Thông báo. Còn với Deferred L/C, để nhận được bộ chứng từ lô hàng, ngân hàng Mở chỉ phát hành duy nhất một Cam kết trả tiền sau cho người XK. Do đó, người XK chỉ có một lựa chọn duy nhất là đợi đến ngày đáo hạn Cam kết trả tiền này mới lấy được tiền từ Ngân hàng Mở. Cũng xin mở rộng thêm, trong vài trường hợp hiếm hoi, một số người XK cũng có thể chiết khấu Bản ‘Cam kết trả tiền sau’ này với một vài ngân hàng thân thiết ở nước của họ (dĩ nhiên, ngân hàng Mở càng uy tín thì bản Cam kết trả tiền này càng có giá trị).
    • Chính vì sự giống nhau giữa Acceptance L/C và Deferred L/C về bản chất trả chậm, nên một số tài liệu còn gọi chung hai loại L/C này với cái tên “Usance L/C” – L/C trả chậm.

    Phan biet ACCEPTANCE L/C va DEFERRED L/C

    Ảnh: Phân Biệt Acceptance L/C và Deferred L/C

    ​​Bài viết độc quyền của tác giả: Ths. Lê Sài Gòn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX

    Mọi chi tiết về Khóa họcGiảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.

    LÊ SÀI GÒN
    NCS Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế

    "Khi giảng dạy, tôi thường chia sẻ những điều tôi từng làm sai và lỗi lầm trong công việc và sự nghiệp, còn những cái đúng, đã có sách vở."

    BẠN ĐANG PHÂN VÂN LỰA CHỌN KHOÁ HỌC?

    Zalo tư vấn chat Simex Gọi tư vấn chat Simex Tư vấn 24/07 Zalo tư vấn chat Simex