MỤC LỤC
Để hình dung và hiểu rõ những thuật ngữ này, trước hết tôi xin khai quát trình tự từ lúc một người xuất khẩu làm ra một lô hàng và đem bán chúng ra thế giới, cũng như các bên xuất hiện trong quá trình này.
1. Trước hết doanh nghiệp sản xuất phải mua nguyên phụ liệu, máy móc đầu vào. Quá trình mua đó, họ phải vận chuyển, bảo dưỡng, sao cho nguyên phụ liệu được sử dụng hợp lý và hiệu quả cho khâu sản xuất.
Sản xuất xong hàng, sẽ tiến hành kiểm tra kiểm soát, thẩm định, rồi lại đóng gói, bao bì, lưu kho, bảo dưỡng chờ bán.
Doanh nghiệp này gọi là doanh nghiệp sản xuất - Manufacturer hay Producer.
2. Hoặc nếu không sản xuất được hàng hóa này, doanh nghiệp đó phải mua hàng của người khác để bán lại. Kiểu doanh nghiệp như vậy, gọi là Trading Company hay Trader. Nếu không có vốn mà vẫn kiếm lời được, người như vậy gọi là Broker – Môi giới.
Ngược lại với Manufacturer, một Trader thường lại không có nhà kho để dự trữ bảo quản hàng hóa, máy móc đóng gói bao bì.
Manufacturer hay Trader được gọi chung chung là Nhà cung cấp - Supplier, và là một người bán - Seller, mà bán cho nước ngoài thì gọi là Người xuất khẩu - Exporter.
3. Nếu hàng hóa ổn, người xuất khẩu sẽ tiến hàng tìm kiếm khách hàng nước ngoài (Importer/Buyer) và bán cho họ. Quá trình này bao gồm việc tìm kiếm, sàn lọc, móc nối, và thương lượng với khách hàng, bằng tất cả các kênh bán hàng quốc tế có thể triển khai.
4. Để chở hàng từ nhà máy ra cảng biển/hoặc sân bay, Exporter có thể tự chở hoặc thuê người chuyên chở nội địa - Local Transporter, bằng xe tải, xe lửa, sà lan sông hoặc đầu kéo container.
5. Đến cửa khẩu, người Xuất khẩu này phải làm thủ tục Hải quan (Customs Procedure) để hàng hóa được thông quan (Customs Clearance). Mà để được thông quan, lô hàng phải có đủ giấy giờ theo quy định của nhà nước và của khách hàng (Exporting Documents hay Shipping Documents), và phải đóng thuế quan xuất khẩu nếu có (Export Duty). Người xuất khẩu có thể tự làm các việc này hoặc thuê một bên thứ ba để làm giúp. Bên này gọi lại đại lý dịch vụ khai thuê hải quan và chạy giấy tờ thủ tục.
6. Để hàng đi được sang bên kia đại dương, người xuất khẩu cần phải thuê nhà vận tải quốc tế. Nhà vận tải đó bao gồm các hãng bay (airlines) và hãng tàu (Shipping lines).
7. Những hãng bay, hãng tàu, muốn vào lấy hàng chở thì phải ghé vào bến cảng (seaport) hoặc sân bay (airport). Nếu cảng biển cảng bay mà chật chội quá thì ghé vào các cảng khô, cảng nội địa (ICDs-Inland Clearance Depots). Các ICDs này vừa phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu, vừa phục vụ hoạt động chứa hàng, phân phối hàng bằng hệ thống kho/bãi của mình.
8. Ngoài ra còn có một người đứng giữa, mua cước của hãng tàu/hãng bay để bán lại cho chủ hàng xuất khẩu/nhập khẩu, người đó gọi là trung gian bán cước (Freight Forwarders). Người này cũng giúp cân bằng thế độc quyền của hàng tàu và làm tốt hơn ở vai trò một người làm dịch vụ. Người này làm ăn nhỏ thì gọi là F. FWD, còn nếu làm ăn lớn thì gọi là NVOCC = Non-vessel Operation Common Carrier = người vận tải không có tàu.
9. Khi hàng được chở đi, thì chủ hàng sợ rủi ro xảy ra trên đường vận chuyển, nên họ mua bảo hiểm để được bồi thường nếu có tổn thất xảy ra. Công ty bảo hiểm sẽ tham gia vào việc này. Gọi là Cargo Insurer. Công ty bảo hiểm này cũng kiêm luôn hoạt động giám định – Inspection hoặc Survey Party. Giám định tổn thất bảo hiểm hoặc giám định hàng hóa xuất nhập khẩu.
Hàng đến, thì lại một loạt các khâu ở đầu nhập khẩu diễn ra tương tự như đầu xuất, cho đến khi nào hàng về được kho của người mua thì thôi.
10. Người nhập khẩu sau khi mua hàng thì phải trả tiền cho người xuất khẩu. Lúc này họ cần ngân hàng hỗ trợ việc trả tiền sang cho bên kia. Không những vậy họ còn cung cấp các dịch vụ tài chính để giúp đỡ nhà nhập khẩu này.
Khi hàng về kho người mua. Họ có thể dùng hàng hóa đó như một loại nguyên liệu để để đưa vào sản xuất, thì họ được gọi là nhà sản xuất (manufacturer) hoặc họ bán lại cho người khác để kiếm lời (trader) hoặc họ là một người phân phối (distributor) để đưa hàng đến các đại lý nhỏ hơn, và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng cuối cùng (end user).
Cứ thế tiếp tục, hàng hóa lại được luân chuyển.
Để dễ hiểu,
Hoạt động kinh doanh, trao đổi, mua bán giữa người số 1, số 2 và số 3 thì gọi là hoạt động Ngoại Thương (mua bán với người nước ngoài).
Hoạt động số 5 được gọi riêng với cái tên là Xuất Nhập Khẩu, tức chỉ đơn thuần là thủ tục xuất nhập khẩu với hải quan.
Trong khi đó, các hoạt động từ số 4 đến số 8 được gọi chung là Logistics (đôi khi số 9 và 10 cũng được gộp chung). Tổng hợp của các hoạt động này chính là tất cả các hành động để kết nối hai doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu được với nhau. Nếu một doanh nghiệp logistics nào có cùng lúc đầy đủ các hoạt động kinh doanh từ 4 đến 8 thì được gọi là một doanh nghiệp Logistics 3PL (Third party Logistics). Nếu doanh nghiệp Logistics nào chỉ làm được một hoặc một vài trong số từ 4 đến 8 thì được gọi là doanh nghiệp Logistics 2PL (Second party logistics). Còn nếu chủ hàng xuất khẩu tự mình đưa hàng đến tận tay người nhập khẩu (hoặc ngược lại người nhập khẩu tự mình lấy hàng từ người xuất khẩu) kiểu đó gọi là 1PL logistics. Ngày nay đã có 4PL và 5PL logistics, mà tôi sẽ đề cập ở một bài khác.
Tất cả các hoạt động từ lúc người xuất khẩu mua nguyên liệu về cho đến khi sản phẩm làm ra, đến tay người tiêu dùng cuối cùng thì gọi là CHUỖI CUNG ỨNG (supply chain).
Bài viết độc quyền của Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX
Xuất nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX là trung tâm hàng đầu Việt Nam hiện nay chuyên cung cấp các khóa đào tạo xuất nhập khẩu từ cấp độ tổng quan đến chuyên sâu trong ngành Ngoại thương, Kinh doanh quốc tế, Xuất nhập khẩu, Logistics, Purchasing, Merchandise, Đào tạo In-House...
Mọi chi tiết về Khóa học, Giảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.