MỤC LỤC
Ở góc độ nào đó, người XK không cần quan tâm năng lực tài chính thật sự/khả năng thanh toán tiền hàng của người NK. Chỉ cần người NK “thuyết phục” được ngân hàng Mở mở được L/C là được;
Người XK chỉ cần quan tâm đến năng lực tài chính/khả năng thanh toán của ngân hàng Mở;
Chỉ cần người XK giao hàng và chuẩn bị bộ chứng từ đầy đủ/hợp lệ thì sẽ nhận được hàng.
Lúc khó khăn, không đủ 100% tiền NK hàng, người NK vẫn có thể mua hàng vì có ngân hàng hỗ trợ mở thư tín dụng, đảm bảo thanh toán tiền hàng trước người XK.
Nếu người NK chậm mở L/C, không mở L/C khi mà người XK đã làm hàng ra sẵn lại không thể giao hàng/bán hàng.
Ngân hàng Mở kiểm tra chứng từ rất gắt gao. Có nhiều trường hợp người XK bị ngân hàng này từ chối thanh toán do người XK yếu kém trong khâu chuẩn bị chứng từ của hàng hoá.
Phương thức này không đảm bảo được rằng người XK sẽ giao hàng/giao hàng đúng hạn;
Về bản chất, người NK phải trả tiền trước khi nhận được hàng trong tay (thực hiện ký quỹ tức là phải giam tiền của mình tại ngân hàng Mở). Trường hợp hàng có vấn đề hoặc người XK không giao hàng, người NK sẽ rất rủi ro.
Tuỳ từng loại L/C sử dụng, nghiệp vụ sử dụng trong phương thức tính dụng chứng từ mà rủi ro và lợi ích của bốn bên Ngân hàng Mở, Ngân hàng Thông báo, Người NK, Người Bán sẽ khác nhau. Người đọc có thể hiểu sâu thêm các rủi ro và lợi ích của các bên ở các phần nghiệp vụ khác được trình bày tiếp theo trong phần này.
Ảnh: Rủi Ro Và Lợi Ích của Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ L/C
Bài viết độc quyền của tác giả: Ths. Lê Sài Gòn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX
Mọi chi tiết về Khóa học, Giảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.