Khóa học cùng chuyên gia

Vì sao nên chọn Freight Forwarder thay vì hãng tàu

Thái độ làm việc của một số hãng tàu thường không được lòng chủ hàng, nhất hàng bộ phận customer service (đặc thù ở VN). Do vậy, họ thường chọn làm việc với forwarders. Vì đối với forwaders, chủ hàng là người quan trọng, “nuôi sống” họ phần nhiều. Còn đối với hãng tàu, các đại lý fowarder thường là đối tượng khách VIP hơn là chủ hàng nhỏ (một số chủ hàng có volume lớn thì được xem trọng).

MỤC LỤC

    (FREIGHT) FORWARDER: ĐẠI LÝ MUA BÁN CƯỚC

    Người này sẽ mua cước của hãng tàu để bán lại cho người thuê tàu.

    Nếu người thuê tàu làm việc trực tiếp với hãng tàu thì không cần xuất hiện forwarders.

    Nhưng trong trường hợp người thuê tàu cần đi hàng lẻ = hàng không đầy một cont = hàng consol (consolidation) = hàng LCL (less than one container loading) thì bắt buộc người thuê tàu phải đi qua forwarders. Vì hãng tàu chỉ vận chuyển nguyên container = FCL (full one container loading) chứ không nhận hàng lẻ.

    Có nhiều hãng tàu lập ra những công ty forwarders chính là công ty con của mình để có thể làm hàng lẻ, chứ không để thị trường này mất vào tay các forwarders khác. Ví dụ Evergreen Lines lập ra Evergreen Logistics, MOL lập ra MOL Logistics…

    Forwarders mua đi bán lại cước, giá bị đẩy lên cao. Vậy tại sao trong thực tế người thuê tàu vẫn thích dùng forwaders hơn là làm việc trực tiếp với hãng tàu, nhất là trong trường hợp người thuê tàu đi hàng ít (volume nhỏ), vài containers. Lý do là:

    Những chủ hàng có volume nhỏ, không thể deal giá trực tiếp với hãng tàu, Forwarders gom hàng của nhiều chủ hàng, nên họ có trong tay volume lớn, đến rất lớn. Do vậy, giá cước mà hãng tàu chào cho họ rất ưu đãi. Volume của chủ hàng nhỏ hơn nên giá thường cao hơn.

    Chủ hàng chỉ muốn tập trung vào mảng mua bán kinh doanh hàng hoá. Việc suy nghĩ lựa chọn nhà vận tải, lịch tàu, giá cước họ sẽ giao cho forwarder, vì chuyên kinh doanh cước nên forwarder sẽ giúp giảm chi phí, tìm được tuyến đường vận chuyển tốt nhất, phương thức và hãng vận tải phù hợp nhất cho nhu cầu của chủ hàng. Nhất là trong trường hợp, chủ hàng mới tham gia vào lĩnh vực ngoại thương.

    Trong trường hợp có khiếu nại xảy ra, forwarder cũng dễ giải quyết với hãng tàu hơn là chủ hàng vì như mục (1), hãng tàu phần nào coi trọng tiếng nói của forwarder hơn.

    Thái độ làm việc của một số hãng tàu thường không được lòng chủ hàng, nhất hàng bộ phận customer service (đặc thù ở VN). Do vậy, họ thường chọn làm việc với forwarders. Vì đối với forwaders, chủ hàng là người quan trọng, “nuôi sống” họ phần nhiều. Còn đối với hãng tàu, các đại lý fowarder thường là đối tượng khách VIP hơn là chủ hàng nhỏ (một số chủ hàng có volume lớn thì được xem trọng).

    Hiện nay, do sự cạnh tranh gay gắt bởi hàng chục hãng tàu và hàng ngàn công ty forwarders tại Việt Nam, các hãng tàu cũng đã tập trung hơn đối tượng khách hàng nhỏ và thay đổi nhiều ở cung cách làm việc/phục vụ của bộ phận booking/cus…

    Freight Forwarder

    Ảnh:  Freight Forwarder

    ​​​Bài viết độc quyền của tác giả: Ths. Lê Sài Gòn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX

    Mọi chi tiết về Khóa họcGiảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.

    LÊ SÀI GÒN
    NCS Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế

    "Khi giảng dạy, tôi thường chia sẻ những điều tôi từng làm sai và lỗi lầm trong công việc và sự nghiệp, còn những cái đúng, đã có sách vở."

    BẠN ĐANG PHÂN VÂN LỰA CHỌN KHOÁ HỌC?

    Zalo tư vấn chat Simex Gọi tư vấn chat Simex Tư vấn 24/07 Zalo tư vấn chat Simex